Bắc Ninh chú trọng phát triển mô hình nuôi cá tầm trên sông Đuống

mất:3 phút, 19 giây để đọc.

Hiện có hơn 2.000 lồng nuôi cá đang được bố trí tại các con sông của tỉnh Bắc Ninh. Nhận biết được tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản tại đây, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp của tỉnh ra sức nghiên cứu, áp dụng những kỹ thuật và mô hình nuôi trồng thủy sản mới cho ngành thủy sản của tỉnh. Một trong những mô hình nổi bật phải kể đến đó là mô hình nuôi cá tầm trên sông Đuống. Bài viết dưới sẽ chia sẻ cho bạn thông tin cụ thể về mô hình này.

Tiềm năng kinh tế của cá tầm

Cá Tầm là loại cá xương sụn, toàn bộ hệ thống xương của cá cũng như đầu cá đều cấu tạo từ sụn. Thịt cá tầm trắng, dai, có vị béo ngậy. Thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ. Trứng cá tầm được coi là món ăn hoàng gia. Được các chuyên gia ẩm thực thế giới đánh giá là loại đặc sản hàng đầu. Nngoài việc sử dụng như một loại thực phẩm cao cấp. Nó còn được dùng để chế biến các loại mỹ phẩm. Từ thời vua Edward II – Vương quốc Anh trong bộ luật Hoàng Gia, cá tầm còn được gọi là cá Hoàng Gia.

Tiềm năng kinh tế của cá tầm

 

Đây là loại cá sống ở vùng nước lạnh. Trước đây, phần lớn Cá Tầm được đánh bắt chủ yếu thuộc vùng nước lợ, nước ngọt, nước lạnh có nhiệt độ 17- 260C. Khu vực ranh giới giữa CHLB Nga (cũ), IRAN, Rumani và Bulgari. Đến nay, nguồn cung cấp từ thiên nhiên này đã gần như cạn kiệt. Trong khi nhu cầu của thị trường về Cá Tầm ngày càng tăng. Do vậy loại cá này ngày càng trở nên có giá trị.

Cá tầm ngon, bổ dưỡng, có giá trị kinh tế cao và không phải lo lắng về đầu ra. Giá cá nguyên con hiện nay từ 200 – 250 nghìn đồng/kg (giá nhà hàng 400 – 500 nghìn đồng/kg). Trứng cá tầm đen có giá bán rất cao (2.000 – 8.000 euro/kg tùy loại), có thể xuất khẩu sang Mỹ và EU. Thấy được ưu điểm của loại cá này, tỉnh Bắc Ninh đã đưa vào nuôi thử nghiệm cá tầm trên sông Đuống.

Hướng đi giúp đạt hiệu quả kinh tế cao

Tháng 6/2019, Chi cục Thủy sản Bắc Ninh triển khai đề tài: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thâm canh cá tầm Siberi (Acipenser baerii) thương phẩm bằng lồng trên sông tại huyện Thuận Thành và Gia Bình”. Sau gần 2 năm triển khai; có thể khẳng định nuôi giống cá này bằng lồng trên sông Đuống là hướng đi mới. Giúp người nuôi trồng thủy sản nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế. Hai hộ tham gia mô hình cá tầm là Hoàng Huy Tập, thôn Đồng Đoài, xã Đại Đồng Thành (Thuận Thành). Và Đào Ích Thình ở thôn Chi Nhị, xã Song Giang (Gia Bình). Trong đó mỗi hộ nuôi 2 lồng. Kích thước 6m x 12m x 3m, mật độ thả 30 con/m2 sàn đáy lồng.

Hướng đi giúp đạt hiệu quả kinh tế cao

Thực tế cho thấy, cá tầm có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở sông Đuống. Bởi nhiệt độ nước sông tại vị trí đặt lồng với độ sâu từ 3,5 m trở lên rất phù hợp cho giống cá này sinh trưởng (nhiệt độ từ 8 – 250C). Nhờ tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật trong các khâu nuôi và kinh nghiệm sẵn có, sau 12 tháng, cá nuôi của gia đình ông Tập đạt khoảng 1,8 – 2,5 kg/con. Tại hộ ông Thình cá hiện có trọng lượng gần 3 kg, ăn khỏe, lớn nhanh và hứa hẹn cho thu nhập cao bởi giá cá hiện đạt 180.000 – 200.000 đồng/kg.

Nguồn: thuysanvietnam.com.vn

, ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *