Bạn đã biết kỹ thuật nuôi trồng cua xanh thương thẩm?

mất:4 phút, 53 giây để đọc.

Cua xanh là một trong những loài có giá trị dinh dưỡng cao và được dùng để chế biến nhiều món đặc sản. Mô hình nuôi thử nghiệm cua đồng thương phẩm không những đã khẳng định hiệu quả giá trị kinh tế mà còn là khả năng nhân rộng việc nuôi cua đồng ở vùng ruộng lúa; ruộng trũng kém hiệu quả. Ngoài việc nuôi cua xanh, việc đan xen nuôi ở các ao hồ nuôi cá theo mùa vụ cũng làm tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Mặc dù nuôi cua thương thẩm trong ao đất chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại giá trị kinh tế rất lớn. Đặc biệt là ít rủi ro hơn so với nuôi tôm. Mô hình này phù hợp với điều kiện tự nhiên và chăm sóc của người dân Việt Nam. Đối với quy trình nuôi cua đồng thương phẩm, người dân cần lưu ý những điểm sau: Ao hồ, bờ ao phải được che chắn kỹ càng. Bà con cần chủ động nguồn cấp thoát nước. Nguồn giống cần phải đảm bảo chất lượng, không bị gãy càng. Bên cạnh đó, người nuôi cua cần phải thường xuyên thay nước hồ ao. Cùng học hỏi những kỹ thuật nuôi cua xanh thương thẩm qua bài viết dưới đây cùng Lao động ngày mới.

Thiết kế ao nuôi cua xanh

Diện tích ao từ 2.000-10.000m2, độ mặn thích hợp từ 10-25‰. Chuẩn bị ao: Làm đăng chắn quanh bờ bằng lưới mùng loại thưa, đăng tre… nghiêng về phía trong ao một góc 600, đăng cao từ 0,8-1m và được chôn sâu 20-30cm. Phía trong ao, cách bờ 2 – 3m, đào kênh rộng 3 – 4m bao quanh ao. Ở giữa ao đắp một cồn nổi cao hơn mặt nước ao 0,2-0,3m.

Trong kênh nên bỏ thêm chà cho cua ẩn nấp. Hoặc cắm chà đều khắp ao; nhiều hơn ở khu vực gần bờ. Có 2 cống: cống cấp và cống thoát, cống thoát đặt sát đáy thông với kênh. Cải tạo tương tự phần ương cua.

 Thiết kế ao nuôi cua xanh

Cách chọn và thả giống cua xanh

Thả cua cùng cỡ, màu sắc tươi sáng tự nhiên, khỏe mạnh, đầy đủ que càng, tốt nhất nên thả giống đã qua ương, có kích cỡ 2 – 2,5cm, mật độ 1 con/m2. Tốt nhất thả giống nhân tạo đồng cỡ và cùng lúc. Đối với hình thức nuôi tổng hợp (tôm – cua – cá); có thể thả mật độ cua 0,2 con/m2, tôm sú < 10 con/m2, cá < 0,1 con/m2.

Cách chọn và thả giống cua xanh
Thả giống: Thả ở nhiều điểm khác nhau trong ao, thả cua trên mép bờ để cua tự bò xuống nước. Những con yếu thường nằm tại chỗ hoặc bò chậm; ta thu lại cho vào giai để theo dõi và thả sau.

Cách chăm sóc các giống cua xanh

Cách chăm sóc các giống cua xanh

Thức ăn cho cua xanh

– Thức ăn chủ yếu là cá tạp hấp chín. Mỗi ngày cho cua ăn 4 lần vào 8 giờ, 11 giờ, 17 giờ, 22 giờ khoảng 4-6% trọng lượng cua; cho ăn nhiều vào buổi chiều tối.

– Thức ăn được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau; dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua.

– Thời gian cuối của vụ nuôi, trọng lượng cua tăng; cho ăn thức ăn nhiều nên môi trường rất dễ bị nhiễm bẩn. Thường xuyên thay nước, kiểm tra môi trường để điều chỉnh cho phù hợp cho sự phát triển của cua. Trong trường hợp đáy ao tích tụ nhiều thức ăn thừa, thối rữa, có thể phải tháo cạn, gạn cua và làm vệ sinh đáy ao.

– Không cho cua ăn thức ăn tươi sống vì dễ đưa mầm bệnh vào ao nuôi.

Một số lưu ý trong việc bắt cua, kiểm tra lượng nước

– Định kỳ bắt cua cân đo, xem sinh trưởng của cua, xem xét tình trạng của cua để có biện pháp xử lý kịp thời hoặc điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ.

– Mỗi ngày thay từ 20-30% lượng nước trong ao. Một tuần thay toàn bộ nước trong ao một lần.

– Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua.

Thu hoạch cua xanh

Cua thương phẩm phải đạt 250g/con trở lên; cua chắc thịt hoặc đã đầy gạch (cua cái). Những con chưa đạt kích thước, trọng lượng, cua ốp hoặc chưa đầy gạch nếu còn khoẻ mạnh thì có thể đem nuôi ở các ao nhỏ; nuôi vỗ tích cực sau một thời gian để đạt tiêu chuẩn rồi thu hoạch.

Trong ao nuôi cua xanh thương thẩm, người nuôi nên bố trí nơi ẩn nấp cho cua bằng việc thả chà bằng tre, gỗ, lốp xe. Điều này giúp tạo nơi lột xác và ẩn nấp dễ dàng hơn khi cua lột; tránh được việc bị ăn thịt trong giai đoạn này; giúp nâng cao tỷ lệ sống của cua xanh.

Thu hoạch cua xanh

Kết luận

Kết quả các mô hình nuôi thử nghiệm cua đồng thương phẩm đã khẳng định một hướng đi tốt cho bà con nông dân trong việc tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích và cung cấp nguồn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng cho thị trường.

Tuy nhiên, cua đồng là đối tượng mới đưa vào nuôi nên người dân còn thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc, quản lý. Giống cua phải thu gom ngoài tự nhiên do chưa có con giống sản xuất nhân tạo nên thiếu chủ động. Kỹ thuật thu gom cua tự nhiên chưa đảm bảo nên tỷ lệ hao hụt sau khi thả cao đã ảnh hưởng đến kết quả lúc thu hoạch.

Nguồn: kithuatnuoitrong.edu.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *