Bệnh EColi – bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm ở gà và cách điều trị

mất:4 phút, 33 giây để đọc.

Khi gà bị bệnh EColi sẽ có biểu hiện như tiêu chảy, phân loãng, có dịch nhầy màu trắng, vàng nhợt, xanh, nâu, thối do ruột bị hoại tử nặng. Bên cạnh đó, gà sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, cụm lại từng đám, xù lông, không chịu ăn, gầy xơ xác và không đi lại. Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính vô cùng nguy hiểm, có thể gây chết đến 30% số gia cầm non.

Bệnh e coli ở gà thường sẽ có thời gian ủ bệnh trong tầm 10 ngày. Nó lại có nhiều thể phức tạp, khôn thể hiện rõ ràng nên dễ gây nhầm lẫn với bệnh hen gà. Nếu bạn không được phát hiện để cách ly và điều trị kịp thời, nó có thể sẽ ảnh hưởng đến sức tăng trọng, tình trạng đẻ trứng. Sau cùng là dẫn đến tỉ lệ chết rất cao ở gà con mới nở.

Nguyên nhân gây bệnh Ecoli

Bệnh E coli ở gà là bệnh do vi khuẩn E – coli ( Escherichia coli) gây ra và có tính chất phức tạp tùy thuộc vào từng khu vực cư trú, cách thức gây bệnh nên được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau. Bệnh này có thể xảy ra ở cả gà con 1 ngày tuổi cho đến gà dò, gà trưởng thành, gà đẻ trứng, gà giống.

Nguyên nhân gây bệnh Ecoli

Vi khuẩn E.Coli thường luôn có sẵn ở môi trường và trong hệ thông tiêu hoá gia súc, gia cầm. Khi gia cầm gặp những thay đổi bất lợi như bị bệnh Gumboro, CRD, thương hàn… hoặc thay đổi điều kiện chăn nuôi gà, vận chuyển, chuyển đàn, thời tiết, chăm sóc, thức ăn có biến đổi, đặc biệt ở các cơ sở chăn nuôi vệ sinh kém. Vi khuẩn E.Coli có rất nhiều type, thường cư trú trong đường tiêu hoá.

Lây truyền bệnh ecoli

Bệnh ecoli lây từ gà mẹ bị bệnh qua trứng đến con và qua vỏ trứng, thức ăn, nước uống bị nhiễm khuấn từ phân gà bệnh, thức ăn rớt rãi từ gà bệnh sang gà khoẻ, theo bụi tạp nhiễm trong không khí. Vi khuẩn trong cơ thể gà trở thành cường độc khi gà bị yếu hoặc ngoại cảnh không thích hợp. Thời gian nung bệnh 24 giờ.

Triệu chứng, bệnh tích

Triệu chứng, bệnh tích

– Gà tiêu chảy, phân loãng, có dịch nhầy màu trắng, vàng nhợt, xanh, nâu, thối do ruột bị hoại tử nặng

–  Gà mệt mỏi, cụm lại từng đám, xù lông, không ăn, ít đi lại, gầy xơ xác.

– Ở gà đẻ triệu chứng không rõ, lác đác hơn, giảm, ỉa lỏng, mào teo, nhợt nhạt.

– Bệnh tiến triển chậm, rải rác, không ồ ạt như các dịch bệnh Gumboro, Niucatxơn, thương hàn..

– Ở gà bệnh gan sưng to bầm đen, có những hoại tử trắng niêm mạc ruột dày lên, màng túi khí dày, trắng có thể viêm dính vào gan, buồng trứng viêm đỏ, ống dẫn trứng viêm, dày, cơ, tim xuất huyết.

Phòng và trị bệnh ecoli

Phòng ecoli ở gà bằng vaccin

Vì có nhiều chủng E.coli nên các loại vaccin có khả năng bảo hộ chưa cao. Dùng các loại kháng sinh nếu ở phần điều tiết với liều phòng bằng một nửa liều chữa trong 3 ngày. Vệ sinh chuồng trại thức ăn nước uống phải thường xuyên đảm bảo. Đặc biệt lưu ý cho gà uống nước sạch, sát trùng nước bằng Halamid.

Phòng và trị bệnh ecoli

Điều trị bệnh ecoli ở gà

Dùng một trong các loại thuốc kháng sinh phổ rộng:

  • Ampicillin: 1 lọ 0,5 gam pha với 5ml nước cất) tiêm cho 10 kg thể trọng hoặc pha với 1 lít nước cho uống.
  • Chlortetradexa: 1 ml/5 kg thể trọng, tiêm sâu bắp thịt. Ngày 1 lần, liên tuc 3 ngày.
  • Costrimil 24%: 1 g/5 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày.
  • Costrim2 12%: 1 g/2,5 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày.
  • Genta costrim: 1 g/10 kg thể trọng pha với nước hoặc trộn với thức ăn. Dùng 3-5 ngày.
  • Chloramphenicol 10% cho 4ml/1 lít nước.
  • Tetracycline 400g/tấn thức ăn.
  • Ampi septol: tiêm bắp 1 ml/5 kg thể trọng. Dùng 3-5 ngày.
  • Synavia: 10 g/200 kg thể trọng/20 lít nước. Dùng 3 ngày.
  • Amcoli forte: 5 g/5 lít nước uống. Dùng 5-7 ngày.
  • Neotesol: 30-60 mg/1 kg thể trọng/1 ngày, dùng trong 3 ngày.
  • Chlotetravit C: 1 gói 8g/2-3 kg thức ăn. Dùng 3-5 ngày.
  • Genta tylo cho gà đẻ, gà bậu bị: 1 ml/kg thể trọng, tiêm dưới da.
  • Hantril: 1 ml/2 kg TT, tiêm hoặc uống.

> Bạn nhớ bổ sung vitamin trong quá trình trị bệnh ecoli cho đàn gà nhà mình bà con nhé.

Tóm lại:

Trong quá trình chăn nuôi gà, bà con cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố môi trường, chuồng trại, thực hiện đúng nguyên tắc phòng trừ dịch bệnh. Bên cạnh đó, bệnh E coli ở gà cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cả trang trại. Hi vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con chăn nuôi gà đạt năng suất cao nhất.

Nguồn: Caytrongvatnuoi.com

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *