Bệnh sưng vòi trên ốc bươu và phương pháp phòng trị

mất:4 phút, 42 giây để đọc.

Nuôi ốc bươu thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao, do ốc có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật, sống tự nhiên, không tốn nhiều công chăm sóc nên được nhiều nông dân đầu tư. Tuy nhiên, thời gian gần đây, diện tích trồng loài ốc này bị thu hẹp, nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh phát sinh nhiều và làm giảm sản lượng, chất lượng ốc. Trong đó, hai bệnh phổ biến nhất là sưng vòi và thủng vỏ đuôi.

Khác với những sinh vật khác trong môi trường nước. Ốc bươu đen có tập tính lọc thức ăn, chiếc mũi dài hút thức ăn. Khi bị bệnh, vòi của ốc sẽ sưng to và lở loét khiến ốc không ăn được. Sau 5-7 ngày, ốc cạn kiệt và ít khi vùi dưới ao mà nằm ngủ trên mặt nước, không lấy lại thăng bằng, vòi tiết ra nhiều chất nhầy màu trắng, chắc chắn dẫn đến chết hàng loạt. Ốc là đối tượng ăn nhiều, khi cơ quan ăn uống bị hỏng thì ốc sẽ nhanh yếu, nếu không được điều trị kịp thời thì tỷ lệ chết lên đến 100%.

Ốc bươu đen

Môi trường sống

Ốc bươu sinh sống ở nơi ẩm thấp ao hồ, ruộng nước

Ốc bươu sinh sống ở nơi ẩm thấp ao hồ, ruộng nước. Ốc bươu ăn lá non, bùn non (các vi sinh vật trong bùn non). Chúng phát triển mạnh vào đầu mùa mưa, nhất là sau cơn mưa khi trời ửng nắng ốc bươu bò lên bờ ruộng rất nhiều. Ở Việt Nam, mùa khô ốc thường vùi sâu vào đồng ruộng nứt nẻ. khi mưa xuống mới mò ra và sinh sôi nảy nở trên mương ruộng.Ốc sinh sản chủ yếu vào tháng năm. Ốc bươu là một trong ba loại ốc đồng phổ biến ở Nam bộ Việt Nam.

Giá trị

Ốc bươu là món ăn dân dã, quen thuộc và rất ngon miệng ở Việt Nam. Ở khu vực phía Bắc có món bún riêu ốc, ốc chuối đậu, ốc luộc lá chanh…. Ở vùng Nam Bộ có món ốc hấp tiêu, ốc bươu hấp chấm với nước mắm gừng, ốc bươu nhồi… Ốc bưu nhồi thịt là món ngon mang hương vị đặc trưng của miền Bắc và được cải tiến tại Miền Nam.

Ở Việt Nam, ốc bươu là một loại ốc bươu gây hại nhiều cho nông nghiệp vì tốc độ sinh sản và khả năng phàm ăn của chúng. Đã có thời ốc bươu được coi là một đại dịch ở nước này. Ốc bươu cũng là tác nhân truyền bệnh dịch tả, năm 2014, tại thành phố Hồ Chí Minh, phát hiện mẫu ốc bươu lấy ở chợ có kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả.

Nguyên nhân gây ra bệnh sưng vòi

Nguyên nhân gây ra bệnh sưng vòi

Nguồn nước quá dơ do thức ăn thừa lắng đọng ở đáy và xác của các loài thủy sản khác. Đáy ao hay đáy bể nuôi là nơi tập trung nhiều mầm bệnh nhất, đó có thể là những loại vi khuẩn gây hại, ký sinh trùng hay nhiều loài nấm. Mà vòi của ốc là bộ phận sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên dễ bị xâm nhiễm và gây sưng tấy.

Rất nhiều mầm bệnh có thể gây sưng vòi của ốc. Nên thường là do tác động kép của nhiều tác nhân cùng một lúc. Khi chỉ mới có một loại mầm bệnh tấn công thì cũng đã làm vòi ốc sưng tấy, lở loét. Từ đó tạo cơ hội cho các mầm bệnh tiếp theo tác động đến.

Phương pháp phòng bệnh

Phương pháp

Về cơ bản triệu chứng này là do môi trường gây ra, cộng với tác động kép của nhiều loại mầm bệnh. Nên phải áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, từ khâu chọn giống; quản lý môi trường đến sức khỏe của ốc nuôi.

  • Trước hết là khâu chọn con giống phải thật khỏe mạnh, ở những cơ sở uy tín và đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển.
  • Môi trường nuôi phải đảm bảo độ pH(ổn định từ 6,5 đến 8.0), nhiệt độ không thay đổi đột ngột
  • Mật độ nuôi không quá cao( 150-200con/1m2), nếu nuôi quá dày ốc sẽ bị mất sức do phải tốn năng lượng cho việc cạnh tranh thức ăn.
  • Trong ao có ốc bươu chết nên vớt ngay và tiêu hủy đúng nơi quy định vì đây là nguồn lây bệnh cho những con ốc còn khỏe mạnh.

Trong quá trình cho ăn nên bổ sung vitamin C và khoáng chất (1) cho ốc phát triển tốt.

Nếu nước ao, bể nuôi trở nên quá đen, nặng hơn là có mùi hôi. Nên chuyển ốc sang ao, bể khác (nếu có điều kiện) hoặc phải thay nước (khoảng 30-50% lượng nước). Tiến hành công tác vệ sinh rồi mới tiếp tục nuôi. Trong quá trình cho ăn nên bổ sung vitamin C và khoáng chất (1) cho ốc phát triển tốt. Phòng ngừa một số bệnh, hỗ trợ sức khỏe cho ốc vào những lúc thời tiết thay đổi.

Khi ốc mới phát triệu chứng nhẹ nên có những xử lý kịp thời để tránh tình trạng chết hàng loạt, do sự lây lan trong quần thể nuôi sẽ rất nhanh chóng.(2)

Chú giải

  • (1) Một số khoáng chất có thể tham khảo: ( Anti liver, Anti Germ, anti stress). Bổ sung kháng sinh giúp ốc khỏe mạnh. Tăng trưởng tốt.
  • (2) Nếu ốc có triệu trứng nên bắt riêng ra để vào nước sạch. Bổ sung khoáng chất để ốc bình phục và tránh lây lan rộng ra.

Nguồn: ocbuouden.net

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *