Chim cút thường là loài chim có sức đề kháng tốt và mạnh mẽ. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng hoàn toàn miễn nhiễm với bệnh tật. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến một trong những bệnh thường gặp nhất ở chim cút để bà con hiểu rõ hơn và có cách chăm sóc sức khỏe cho chim cút. Bệnh phó thương hàn ở chim cút (hay còn gọi là Salmonellosis) là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn salmonella gây ra. Và các loài gia cầm ở mọi lứa tuổi đều dễ mắc bệnh này. Đây cũng là loại bệnh mà người chăn nuôi thường gặp phải.
Nguyên nhân gây bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonellosis gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn phát triển trong hệ thống tiêu hoá tạo ra các tổn thương niêm mạc ruột gây viêm ruột và xuất huyết. Trong trường hợp bệnh nặng, vi khuẩn vào máu gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu.
Chim cút có thể bị bệnh thương hàn ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh thường nặng và chết ở chim non dưới một năm tuổi với tỷ lệ cao (50-60%). Bệnh có thể xảy ra quanh năm. Nhưng chủ yếu xuất hiện vào các tháng mùa xuân, đầu mùa hè và cuối mùa thu khi thời tiết ấm áp và ẩm ướt.
Con đường truyền lây
Chim cút nhiễm bệnh thương hàn qua đường tiêu hoá do ăn, uống phải thức ăn hoặc nước uống chứa vi khuẩn dẫn đến nhiễm bệnh thương hàn. Vi khuẩn cư trú và phát triển ở niêm mạc ruột, hạch lâm ba ruột rồi tiết ra độc tố. Độc tố tan vào nước, tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây ra biến đổi bệnh lý như nhiệt độ tăng cao, run rẩy.
Bệnh cũng lây qua trứng khi chim cút mẹ bị nhiễm bệnh. Nếu nuôi gà và chim cút trong cùng một khu chuồng trại và môi trường sinh thái, chim cút thường bị lây nhiễm mầm bệnh từ gà bệnh.
Triệu chứng chim cút bị thương hàn
Tỷ lệ trứng giảm từ 10-30%, ăn giảm, ủ rũ, phân loãng và trắng, chết. Trứng cút bệnh có dính máu, trứng nhọn và mềm. Cút con thấy phân chảy có màu trắng, đứng ủ rũ, mắt lim dim, khô chân xù lông, xã cánh và chết.
Bệnh tích
Gan sẫm màu có lấm tấm xuất huyết trong những ngày đầu, sau hoại tử trắng như đinh ghim. Mật sựng to. Ruột tụ máu và xuất huyết. Nếu kéo đài có hoại tử viêm loét từng đám. Buồng trứng bị teo và tích máu.
Phòng bệnh thương hàn
– Chloramphenicol 250 mg/lít nước uống
– Teramycin 250 mg/lít nước uống hoặc Neotesol
Nghiền nhỏ 2 viên thuốc trên pha chung trong 1lít nước cho uống liên tục 4 ngày (nếu nước và thuốc hết tới đâu thì pha bổ sung tới đó) sau nghỉ 3 ngày sử dụng 6 tuần liền đối với cút thịt. Còn cút để dùng liên tục trong thời gian đẻ, nhưng mỗi tuần chỉ dùng thuốc phòng 3 ngày, nghỉ 4 ngày.
Ngoài ra, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:
– Neotesol 2,5g/1 lít nước uống (1/2 muỗng cà phê)
– Amfuridon 6g/lít nước uống
– Neo-Terramycin 500mg/ lít nước uống
– Chlotetrasol 2,5 mg/ 1lít nước.
– T.T.S. 2,5 kg/1 lít nước uống.
Liệu trình cũng pha nước uống như trên.
Trị bệnh thương hàn cho chim cút
Dùng 1 trong những loại kháng sinh trên nhưng liều tăng gấp đôi và liệu trình điều trị 5 –7 ngày mới ngưng.
Nguồn: Kythuatnuoitrong.edu.vn