Bệnh viêm gan vịt là một trong những loại bệnh mà người nuôi vịt lo lắng nhất. Nó được xem là bệnh vô cùng nguy hiểm, là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh. Đã từng gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi vịt ở nước ta. Cho tới nay bệnh viêm gan vịt do virus đã xảy ra ở nhiều nơi và gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi vịt đặc biệt là ở các tỉnh Nam Bộ. Nhất là những giống vịt cao sản vừa mới nhập, chưa thích ứng với điều kiện môi trường, khí hậu, sông ngòi ở nước ta.
Bệnh viêm gan vịt thường xảy ra ở vịt dưới 6 tuần tuổi, mẫn cảm nhất vẫn là vịt con dưới 3 tuần tuổi. Tỷ lệ chết của bệnh cao có khi tới 100% nên bà con cực kỳ phải lưu tâm.
Dịch tễ học
- Bệnh viêm gan trên vịt gây ra bởi RNA virus DHV (type 1, type 2 và type 3) thuộc giống enterovirus, họ picornaviridae.
- Virus viêm gan vịt có sức đề kháng cao, không bị bất hoạt khi xử lý bằng ether; chloroform, ….
- Ở nhiệt độ 15 – 20oC, virus bị bất hoạt hoàn toàn khi được xử lý với formaldehyde 1%, NaOH 2% sau 2 giờ.
- Virus tương đối bền với nhiệt độ: Bị bất hoạt sau 30 phút ở 56oC. Ở 37oC virus tồn tại được 21 ngày, ở 4oC trong 2 năm và ở -20oC có thể tồn tại tới 9 năm.
- Trong chuồng trại ẩm ướt, phân vịt, virus tồn tại được hơn 37 ngày.
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm gan virus là bệnh cấp tính, gây chết cao cho vịt, ngan, gà tây, gà sao, ngỗng và chim trĩ. Tại Việt Nam, bệnh do vi rút thuộc nhóm Picornavirus gây nên. Bệnh thường xảy ra ở vịt < 6 tuần tuổi, đặc biệt là vịt 1 – 3 tuần tuổi với tỷ lệ chết cao và lây lan rất nhanh.
Trong tự nhiên, bệnh lây lan qua thức ăn, nước uống, và chất bài xuất của vịt bệnh; thông qua không khí, vịt con cũng có thể mắc bệnh.
Các nguyên nhân gián tiếp lây truyền virus như con người, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp trứng. Trong ổ dịch lưu cữu, vịt bệnh, vịt khỏi bệnh mang trùng chính là nguyên nhân trực tiếp làm dịch phát sinh. Thời gian mang trùng của vịt từ 8 – 10 tuần. Ngan, ngỗng và một số loài chim hoang dã mang virus, đào thải virus theo phân vào nguồn nước làm lan truyền bệnh.
Triệu chứng
Quan sát đàn vịt thấy một số con khó vận động, rớt lại phía sau đàn.
Con vật ủ rũ, kém ăn, nằm 1 chỗ, đầu ngoẹo ra đằng sau hoặc về 1 bên.
Sau đó con vật co giật toàn thân, tỳ mỏ xuống đất, chân duỗi thẳng, bơi trong không khí, sau 1 vài phút chết ở tư thế Opisthotonus (đầu ngoẹo lên lưng hoặc sang bên sườn, chân duỗi thẳng ra sau).
Bệnh tích
- Gan sưng, nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹ.
- Bề mặt gan có hiện tượng xuất huyết lan rộng, không có ranh giới.
- Lách, thận sưng to, xuất huyết.
Phòng và trị bệnh
Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng vắc xin hoặc tiêm kháng thể viêm gan vịt với liều 0,5 – 0,8 ml/con.
Không nhập vịt con từ vùng có bệnh lưu hành thường xuyên. Đảm bảo thức ăn, nước uống sạch sẽ, vịt được sống trong điều kiện tối ưu nhất.
Định kỳ sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi:
– Vinadin: 100ml thuốc pha với 10 lít nước.
– Chlorine dioxide: 1g pha với 1 lít nước.
Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng bằng một trong các sản phẩm như: B.complex, Vinamix 200, Stress-bran, Premix-vitamin-khoáng…
Trị bệnh
Tiêm ngay kháng thể viêm gan vịt với liều 1 – 1,5 ml/con.
Phun thuốc sát trùng chuồng trại bằng: Vinadin, Vinadin 600, Chlorine dioxide, Vina Aqua…
Sử dụng một trong các kháng sinh sau:
– Trị khẹc vịt: 20g/100kgP, dùng 3 – 4 ngày sẽ khỏi.
– Colivinavet: 10gr thuốc dùng cho 30 – 40kgP/ngày.
– Antidiarrhoea: 1 gói 10gr cho 50kg thể trọng gia cầm.
– Gentatylodex oral: 1g/5 kgP/ngày tương đương 1g/lít nước hoặc 1g/0,5 kg thức ăn.
– Ampicoli fort: Gói 50/200 kgP/ngày.
– Vina colidox: 0,5-1gr/1 lít nước/ ngày pha trong nước uống, tương đương với 1-2gr/ 10kgP/ngày trộn vào thức ăn.
Bổ trợ, tăng sức đề kháng, tăng cường trao đổi chất bằng một trong các thuốc sau:
– B.complex for oral: Một gói 100g thuốc pha với 300 lít nước hoặc trộn với 100 kg thức ăn hỗn hợp.
– Vinamix 200: 1 g/1 lít nước/ngày dùng liên tục trong 10 ngày hoặc cả quá trình nuôi.
– Stress-bran: 1g thuốc pha trong 2 lít nước, thuốc dùng liên tục trong 4-5 ngày.
Nguồn: Vinavetco.com