Kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng đem lại chất lượng vừa dai vừa ngon bởi trong trứng rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, thị trường ưa chuộng trứng gà ta do chất lượng chăn nuôi tự nhiên và an toàn cho sức khỏe.
Gà nuôi lấy trứng cho năng suất cao, có thể dùng để chăn nuôi và bán gà giống. Trứng gà ta rất bổ dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng nhiều làm giá thành bán ra cũng cao. Sau đây, Lao Động Ngày Mới mời các bạn xem một số hướng dẫn và mẹo chăm sóc gà mái đẻ trứng.
Di chuyển gà mái lên chuồng đẻ
– Khi chuyển gà dễ bị stress, vì vậy trước khi chuyển 3 ngày, cho gà ăn tự do và tăng cường vitamin trong thức ăn, nước uống cũng cần cung cấp sẵn trong máng trước khi gà chuyển tới.
– Hai tuần trước khi chuyển chuồng cần điều chỉnh cường độ ánh sáng trong chuồng nuôi hậu bị thích hợp với cường độ ánh sáng trong chuồng nuôi gà đẻ.
– Trong vòng hai tuần trước khi bắt đầu đẻ, gà phải được chuyển hết sang chuồng gà đẻ để đủ thời gian phục hồi do ảnh hưởng stress bởi vận chuyển.
– Cố gắng vận chuyển đàn gà cả trống và mái càng nhanh càng tốt và vào thời điểm mát trời, ban đêm.
Mật độ nơi ở của gà đẻ
Tính chung cho cả đàn gà trống và gà mái cần 3,0-3,5 con/m2 . Mật độ thấp áp dụng đối với khí hậu nóng ẩm và nuôi nền. Mật độ cao áp dụng trong mùa lạnh khô, nuôi trên sàn.
Để duy trì mật độ nuôi nên chia thành các ô nuôi từ 300-500 con/ô. Điều này sẽ tránh dồn gà vào các đầu chuồng có thể gây nên mật độ cục bộ không đồng đều trong chuồng.
Nhu cầu máng ăn Mùa nóng Mùa lạnh
– Máng dài (cm/con) 12 10
– Máng treo (máng 100 con) 6 5
Nhu cầu máng uống Mùa nóng Mùa lạnh
– Máng dài (cm/con) 6 5
– Máng treo (con/máng) 50 70
Gà thay lông
Từ 1-18 tháng tuổi sẽ thay lông theo mùa. Gà thường thay lông vào cuối hè đầu thu khi thời tiết giảm độ chiếu sáng. Gà thay lông bắt đầu từ đầu rồi lan xuống cổ, thân cánh và đuôi. Khi thay lông gà cần rất nhiều chất dinh dưỡng do vậy với gà đẻ sản lượng trứng giảm sút hoặc gà sẽ ngưng đẻ cho đến khi thay xong lớp lông cũ và có bộ cánh mới. Thông thường thay lông diễn ra trong 4- 12 tuần tùy thuộc vào dinh dưỡng và lượng chiếu sáng. vì vậy để thúc đẩy việc thay lông nhanh hơn bà con có thể áp dụng kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng bằng cách tăng cường độ chiếu sáng cho chuồng gà.
Một số cách trong kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng để giúp gà vượt qua giai đoạn thay lông đó là: Hạn chế căng thẳng cho gà như chuyển chuồng, nhập đàn mới. Tăng hàm lượng protein trong thức ăn, có thể thay thức ăn cho gà thịt trong vòng 1 tháng. cung cấp bổ sung dầu cá, hạt hướng dương, cá ngừ, cám đậu nành cho gà . Hạn chế bắt gà để tránh làm đau chúng.
Máng ăn, máng uống cho gà đẻ
Đối với mùa nóng, nhiệt độ môi trường cao phải cung cấp nhiều máng ăn, máng uống hơn so với mùa lạnh, khô.
Nước uống cho gà
Cơ thể gà dự trữ lượng nước rất nhỏ cho nên luôn luôn phải có đủ nước sạch cho gà uống. Nước uống mát sẽ có tác dụng kích thích gà ăn tốt hơn.
Thức ăn cho gà đẻ
Áp dụng khẩu phần ăn cho gà đẻ ngay khi chuyển gà lên chuồng đẻ. Khi vận chuyển gà tới do bị stress lượng thức ăn tiêu thụ sẽ giảm. Vì vậy, trong giai đoạn đầu cần thức ăn mới, thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng có thể cao hơn để gà tiếp tục phát triển.
Năng lượng trong khẩu phần ăn tùy thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi. Nhiệt độ cao thì nhu cầu năng lượng thấp hơn. Protein và axit amin trong giai đoạn đẻ pha I (23-42 tuần tuổi) nhu cầu lớn hơn giai đoạn đẻ pha II (43-68 tuần tuổi). Ở pha I mức protein và axit amin trong khẩu phần ảnh hưởng lớn đến khối lượng trứng. Ở pha II sẽ kinh tế hơn nếu khống chế khối lượng trứng bằng việc giảm mức protein và axit amin trong khẩu phần thức ăn. Canxi – Photpho: nhu cầu về canxi tăng lên theo tuổi của gà và tỷ lệ đẻ.
Còn mức photpho hấp thu nên giảm đi vào giai đoạn sau thời kỳ đẻ trứng. Nguyên tố vi lượng và vitamin: những thành phần này đặc biệt quan trọng trong khẩu phần thức ăn của gà đẻ trứng giống. Vì ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở và nuôi sống gà con.
Nhiệt độ (0C) – Tiêu thụ nước (ml)
- 15 – 21 và 15 – 21
- 21 – 25 Và 400 – 500
- 27 – 33 Và 500 – 700
- > 35 Và > 700
Chăm sóc gà trống
– Gà trống thành thục về tính sớm hơn gà mái. Gà trống bắt đầu đạp mái từ 21-22 tuần tuổi. Tỷ lệ ghép trống/mái thường từ 1/8 đến 1/9.
– Cần quan sát kỹ những con gà trống, loại bỏ ngay những con ngả màu, yếu. Đặc biệt những con gà trống hay đậu trên nóc ổ đẻ hoặc vào nằm trong ổ đẻ. Vì những con trống nhút nhát này không đạp mái chỉ gây cản trở; và có thể làm bẩn, vỡ trứng trong ổ.
Ổ đẻ cho gà
Ổ đẻ phải được phân bổ đều trong chuồng nuôi. Tốt nhất đặt giữa chuồng để khoảng cách mỗi gà tới ổ đẻ đều là khoảng 5m. Nên dùng phoi bào khô sạch để lót ổ đẻ.
Số lượng ổ đẻ đủ cho gà đẻ tránh gà chen lấn làm vỡ trứng. Cửa vào ổ đẻ quay về phía có bóng râm để tạo sự hấp dẫn gà mái vào đẻ, không đẻ ra nền.
Thu nhặt, bảo quản trứng giống
Trứng giống là vật thể sống cần được chăm sóc ở mỗi thời điểm của giai đoạn sản xuất. Bao gồm thu nhặt, vận chuyển và bảo quản. Thu nhặt trứng thường xuyên 4 lần/ngày, bảo quản ở phòng mát 13-18oC, độ ẩm 75-80%. Sự phát triển của phôi bắt đầu từ 24oC và tỷ lệ nở của trứng ấp bắt đầu giảm sau 5 ngày và giảm nhiều sau 7 ngày bảo quản, do vậy phải bảo quản trứng ở phòng mát như trên và không quá 7 ngày.
Ấp bóng của gà
Những trường hợp sau là nguyên nhân làm cho gà ấp bóng: Nhiệt độ cao, thông gió kém, quá ít ổ đẻ, đẻ trứng dưới nền, không thường xuyên nhặt trứng trong ổ đẻ. Chất lượng thức ăn kém, gà hấp thu thức ăn thấp. Nước uống không hợp lý (máng uống đặt quá xa). Có thể cai ấp bóng bằng cách tách riêng gà ấp bóng, tăng cường dinh dưỡng và nước uống, chế độ chiếu sáng không thay đổi. Kinh nghiệm dân gian còn buộc chân gà thẳng đứng hoặc thỉnh thoảng tắm cho gà …
Cơ sở Giống gia cầm Quang Thi chuyên cung cấp các loại gà ta giống chất lượng cao cho bà con nông dân, gà ta do cơ sở sản xuất đảm bảo chất lượng cao gà mạnh, chóng lớn, ăn khỏe, ít bệnh.
– Giống thủy cầm, gia cầm giao hàng tại Miền Trung,Tây Nguyên, Miền Tây, Đông Nam Bộ và trên Toàn Quốc.
– Tất cả vịt giống gà giống có đầy đủ giấy tờ kiểm dịch, được tiêm vắc xin Marek bằng nitơ lỏng
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn