Cách chăm sóc gà chọi 3 tháng tuổi hợp lý

mất:6 phút, 24 giây để đọc.

Gà chọi là một loại gà có sự khát biệt so với các loại gà khác bạn từng biết. Nó thường được nuôi để chiến đấu, để chọi với nhau. Thông thường là gà chọi rất hiếu chiến, và chúng có đặc điểm khác với gà thường nên cách nuôi gà chọi cũng phải thực sự khác. Khi mới bắt đầu nuôi gà chọi thì người nuôi cần cố gắng tìm hiểu và thường gặp các khó khăn mới hiểu được quy trình nuôi gà chọi. Chính vì vậy bài viết này Lao động ngày mới sẽ bật mí cho bạn kỹ thuật và quy trình cách nuôi nuôi gà chọi 3 tháng tuổi.

3 tháng tuổi là một giai đoạn khá quan trọng và lúc này mang tính chất quyết định đối với sức khỏe gà chọi. Đây là giai đoạn các chú gà bắt đầu thay đổi lớp lông và giới tính chúng phát triển một cách rõ ràng nhất. Do đó, người nuôi gà chọi nếu muốn thành công thì cần biết cách nuôi gà chọi 3 tháng tuổi chính xác nhất để đàn gà có thể phát triển một cách tốt nhất.

Đặc điểm của gà chọi 3 tháng tuổi

Đặc điểm của gà chọi 3 tháng tuổi

Gà chọi 3 tháng tuổi có phần cơ thể và sức khỏe cứng cáp hơn rất nhiều; tuy nhiên người nuôi gà cũng không được chủ quan. Bởi lẽ, về cơ bản chúng vẫn là gà non, còn yếu ớt và dễ mắc bệnh. Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, những chú gà chọi bắt đầu trổ mã, thể trọng cơ thể tăng rất nhanh và khoẻ. Nổi bật nhất là các bắp thịt và cơ đùi đỏ au.

Gà trống ăn rất khỏe và bắt đầu tập gáy. Gà mái thì có lông óng mượt và chúng có thể để trứng sau 2 tháng nếu được nuôi dưỡng tốt. Chính vì vậy, bạn cần hết sức lưu ý cách nuôi gà chọi 3 tháng tuổi. Nhất là về thức ăn, chuồng trại và cách phòng bệnh cho gà.

Cách chọn gà chọi con

Có hai giống gà chọi phổ biến trong giới đá gà, là gà đòn và gà cựa. Cả hai giống gà này đều có cách nuôi, cách huấn luyện và chế độ dinh dưỡng khác nhau, nên anh em không thể nuôi chung hai giống gà này được.

Gà đòn

Gà đòn là một giống gà phổ biến ở miền Trung, và chữ “đòn” trong cách gọi cũng bắt nguồn từ khu vực này. Giống gà này thường đá đòn bằng quản hoặc bằng chân và không có cựa, hoặc cựa không phát triển.

Da của gà đòn khá dày và chắc. Phần cổ của gà lớn, dạ nhăn nheo. Anh em có thể để ý thấy nuôi gà trọi 3 tháng tuổi không thấy chúng mọc lông nhiều. Trên cơ thể chỉ có một chút lông tơ, và phần đuôi mới bắt đầu phát triển.

Gà cựa

Khác với gà đòn, gà cựa có một bộ cựa vô cùng sắc bén và dài nhọn. Cựa gà mọc rất nhanh và phát triển sớm. Bộ lông của gà cựa phát triển đầy đủ bao phủ khắp cơ thể. Gà cựa có đặc điểm là mọc nhiều lông ở vùng thành bờm và phát triển tốt ở dưới hai bên hông.

Để chọn được đúng giống gà con ưng ý, anh em cần phải đến những trại giống uy tín để được cung cấp đầy đủ thông tin về giống gà và lý lịch bố mẹ của chúng. Ngoại hình gà con cần phải đạt yêu cầu tối thiểu như: đầy đủ bộ phận, thân hình cân đối, dáng đi thẳng,…

Anh em cũng cần biết cách phân biệt trống mái để chọn được giống gà con ưng ý nhất. Một cách đơn giản là lật hậu môn, nếu có nốt lồi lên là trống, còn ngược lại là mái.

Cách làm chuồng trại đúng cách cho gà chọi 3 tháng tuổi

Muốn gà đá khỏe, hiếu chiến thì khâu thiết kế chuồng trại là vô cùng quan trọng. Tốt nhất, nên làm chuồng ở nơi cao ráo, khô thoáng. Xung quanh chuồng nên có lưới bảo để bảo vệ đàn gà khỏi gió lùa, mưa hắt vào trong chuồng.

Nên bố trí các bóng đèn sưởi thích hợp, thường là bóng 60W-100W, treo cách nền khoảng 30 – 40cm. Bạn cũng nên tạo không gian rộng hơn hoặc giảm bớt số lượng gà để gà có không gian sinh hoạt thoải mái.

Cách nuôi gà chọi 3 tháng tuổi đảm bảo dinh dưỡng?

Về nước uống

Với gà 3 tháng tuổi, bạn không cần bổ sung đường hay vitamin vào nước như những ngày đầu. Tuy nhiên, cần lưu ý đảm bảo nguồn nước sạch an toàn. Bên cạnh đó, cần tiến hành thay nước, rửa máng thường xuyên trong ngày để hạn chế mầm bệnh. Mùa lạnh nên pha thêm với nước ấm cho gà con uống.

Về thức ăn

Ngoài những thức ăn cơ bản như: Gạo, thịt xay, rau xanh, châu chấu,… Ở giai đoạn này, bạn cần bổ sung có thể bổ sung thêm lúa, gạo gạo, cơm, ngô, ếch, nhái, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau, giá, côn trùng, giun dế, động vật thủy sinh,… với tỷ lệ thích hợp. Tin tức gà.

Cần đặc biệt chú ý không cho gà ăn cám công nghiệp tăng trọng để tránh trường hợp gà bị béo, không đạt kết quả như mong muốn.

Giờ cho ăn chia làm 2 bữa: Giữa buổi sáng và cuối buổi chiều.

Cách phòng bệnh cho gà chọi 3 tháng tuổi

Cách phòng bệnh cho gà chọi 3 tháng tuổi

Gà 3 tháng tuổi chưa có đầy đủ hệ miễn dịch nên rất dễ mắc các mầm bệnh nếu bạn không phòng bệnh đúng cách và cẩn thận. Dưới đây là một vài việc bạn nên làm để phòng bệnh cho gà:

  • Dọn dẹp, khử trùng lớp rải chuồng thường xuyên để tránh vi trùng sinh sôi và ruồi muỗi hoành hành.
  • Sử dụng vôi để làm sạch sân chơi cho gà định kỳ
  • Tẩy giun sán cho gà thường xuyên
  • Nên dành thời gian thả gà để chúng đi tắm nắng. Điều này giúp cơ thể gà dẻo dai hơn và nhanh nhẹn, linh hoạt hơn khi di chuyển.
  • Không nên luyện tập cho gà quá sớm. Bạn nên luyện cho gà vào tháng thứ 7
  • Tiêm vacxin phòng bệnh cho gà

Lưu ý khi nuôi gà chọi 3 tháng tuổi

Nền của khu thả gà bắt buộc phải là nền đất. Vì gà có thói quen lấy chân cào xuống bới giun. Nếu là nền gạch nó sẽ bị hỏng móng hoặc mòn móng sau này sẽ không thi đấu được.

Ngoài ra nền đất rất êm ko làm đau hoặc làm gà bị thương khi nhảy gà sẽ không bị hỏng chân và gân. Nền đất lại mát không nóng như nền bê tông nên mùa hè bạn có thể phun nước lên nền làm mát cho khu thả gà.

Bạn cũng có thể thi thoảng cho gà ăn thêm rau củ quả, hoặc thịt cá, tùy sở thích và phù hợp với cuộc sống của bạn.

Trong quá trình phát triển của gà, 3 tháng tuổi được coi là một giai đoạn cột mốc, có vai trò vô cùng quan trọng. Vừa bước vào giai đoạn thay đổi mà lại còn non nớt và dễ mắc bệnh. Hi vọng với những chia sẻ về cách nuôi gà chọi 3 tháng tuổi trên đây sẽ giúp bạn chăm sóc tốt cho những chú chiến kê của mình.

Nguồn: dagathomo123.com

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *