Chia sẽ kinh nghiệm nuôi chim cút mái đẻ trứng

mất:7 phút, 18 giây để đọc.

Ngoài các loài gia cầm mà các hộ gia đình thường nuôi là gà, vịt hay ngan thì nuôi chim cút dần xuất hiện rất nhiều người nước ta. Với đặc điểm là dễ nuôi, sức đề kháng cao, chóng lớn và có giá trị cao. Thì đây là mô hình được rất nhiều bà con hướng đến. Nhất là mô hình nuôi chim cút đẻ vừa lấy trừng vừa tự cung được nguồn giống. Có rất ít tài liệu chia sẽ kinh nghiệm về nuôi chim cút đẻ vì thế hãy để bài viết dưới đây hướng dẫn bà con về kỹ thuật nuôi chim cút đẻ mà ai cũng làm được.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ

Những năm cuối thế kỷ XX, do nhu cầu tăng cao, Viên Chăn nuôi đã nhập thêm các giống cút Nhật và Mỹ có năng suất cao để nghiên cứu cung cấp cho thị trường. Trong đó, người nuôi thường chọn nuôi giống cút Nhật chuyên trứng. Giống cút này thích nghi tốt với khí hậu nước ta, tỉ lệ nuôi sống đến 6 tuần tuổi đạt 95%. Chúng có trọng lượng khá thấp, tối đa khoảng 160-190g, tỉ lệ đẻ trứng cao 85-90% (tương ứng khoảng 300-360 trứng/năm). Con cái đẻ lần đầu lúc khoảng 40 ngày tuổi và có thể được khai thác liên tục trong 14 tháng, sau đó giảm nhanh.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ

Khối lượng trứng nặng khoảng 12-16g. Giống cút Nhật nên được chọn từ sau 20 ngày tuổi. Khi đó, con trống có lông đen mượt màu hồng gạch, con mái có lông ngực màu xám hồng và chấm đen. Còn với cút Mỹ, đây là loài có khả năng sinh sản tương đối thấp, tỉ lệ đẻ chỉ đạt trung bình khoảng 70%. Tuy nhiên, với thời gian nuôi ngắn chỉ 6 tuần và khối lượng cơ thể có thể đạt đến hơn 240g, giống này thích hợp với các mô hình sản xuất thịt.

Cần cung cấp đủ chất và cân bằng dinh dưỡng cho chim cút đẻ

Để đạt năng suất cao, trong giai đoạn chim cút đẻ trứng. Cần cung cấp cho chim đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Ngoài protein, năng lượng trao đổi, lisine, methionin… còn cần chú ý đến canxi, phospho, vì 2 nguyên tố này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vỏ trứng và bộ xương của cơ thể. Nồng độ canxi cho chim đẻ trứng phải đạt 2,5-3,5 %, phospho dễ tiêu là 0,5-0,6%.

Cần cung cấp đủ chất và cân bằng dinh dưỡng cho chim cút đẻ

Cần phải lưu ý rằng, các nhu cầu dinh dưỡng mà bài viết đưa ra là những hướng dẫn và để tham khảo, cần được thay đổi để phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cơ sở sản xuất, giống chim, mùa vụ, tiểu khí hậu chuồng nuôi và năng suất đàn chim…. Các cán bộ kỹ thuật phải dựa vào kiến thức về dinh dưỡng gia cầm để vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.

Khi chuyển thức ăn của chim hậu bị sang thức ăn của chim đẻ cần phải chuyển từ từ, cũng như chuyển từ thức ăn cho chim con sang chim hậu bị.

Hướng dẫn cho ăn

Số lượng thức ăn cung cấp cho chim mái đẻ hàng ngày phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ. Cần căn cứ vào tỷ lệ đẻ mà cho ăn phù hợp. Chim mái đẻ trứng theo quy luật, bắt đầu đẻ vào tuần tuổi thứ 11. Đến tuần tuổi thứ 15-16, chim đẻ rất nhiều 95-98 %. Duy trì khoảng 7-8 tuần rồi dần dần giảm xuống.

Từ khi đẻ bói cho đến khi tỷ lệ đẻ đạt tối đa

Khi đàn chim vào đẻ, tỷ lệ đẻ có thể tăng rất nhanh hoặc rất chậm. Tuỳ thuộc vào độ đồng đều của đàn chim và các điều kiện khác (nhiệt độ, độ ẩm môi trường, chế độ chiếu sáng, kỹ thuật nuôi trong giai đoạn hậu bị v. v..). Có nhiều biện pháp khác nhau để tăng lượng thức ăn trong giai đoạn này.

Khi đẻ bói cho đến khi tỷ lệ đẻ đạt tối đa

Dựa vào mức tăng tỷ lệ đẻ của chim

Nếu tỷ lệ đẻ hàng ngày tăng trên 3 %, nên cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 35%.

Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 2-3 %, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất vào lúc tỷ lệ đẻ đạt 45%.

Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 1- 2 %, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 55%. Nếu tỷ lệ đẻ tăng dưới 1 %, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 65- 75%.

Dựa vào độ đồng đều của đàn chim ở 9 tuần tuổi.

Độ đồng đều của đàn chim được xác định bằng công thức: Độ đồng đều =(n/N)100

Trong đó, n là số chim có khối lượng nằm trong khoảng khối lượng trung bình của đàn ± 10%. N tổng đàn chim

Nếu hệ số biến dị (Cv%) của đàn chim <8%, sau khi tỷ lệ đẻ đạt 5%, tăng lượng thức ăn thêm 15 – 20%. Sau khi tỷ lệ đẻ đạt 20%, tăng tiếp 5%. Sau khi tỷ lệ đẻ đạt 30% tăng tiếp 5% và sau khi tỷ lệ đẻ đạt 50% sẽ cho ăn lượng thức ăn tối đa.

Dựa vào độ đồng đều của đàn chim ở 9 tuần tuổi.

Nếu Cv% = 9 -12%, sau khi tỷ lệ đẻ đạt 10% tăng lượng thức ăn thêm 15-20%. Sau khi tỷ lệ đẻ đạt 20%, tăng tiếp 5%. Sau khi tỷ lệ đẻ đạt 30%, tăng tiếp 5% và sau khi tỷ lệ đẻ đạt 50% sẽ cho ăn lượng thức ăn tối đa.

Nếu Cv% >12%, sau khi tỷ lệ đẻ đạt 15% tăng lượng thức ăn thêm 15-20%. Sau khi tỷ lệ đẻ đạt 25% tăng tiếp 5%. Sau khi tỷ lệ đẻ đạt 35% tăng tiếp 5% và sau khi tỷ lệ đẻ đạt 50% sẽ cho ăn lượng thức ăn tối đa.

Cần hạn chế bắt chim cút, vì chúng rất nhút nhát và hoảng loạn, bị stress nặng khi bắt chim.

Khi đàn chim đạt tối đa tỷ lệ đẻ

Khi tỷ lệ đẻ của đàn chim tăng đến một độ cao nhất định. Dừng ở đó một số ngày (khoảng 7 – 10 ngày) mà không tăng thêm hoặc giảm đi nữa. Như vậy tỷ lệ đẻ của đàn chim đã đạt đỉnh cao. Lúc này nếu không giảm lượng thức ăn hàng ngày thì đàn chim sẽ thừa năng lượng. Tích luỹ mỡ và quá béo, tỷ lệ đẻ sẽ giảm nhanh, trứng bé.

Khi đàn chim đạt tối đa tỷ lệ đẻ

Giảm lượng thức ăn hàng ngày

Tuỳ điều kiện thực tế như thời tiết, khí hậu, khối lượng trứng. Mức giảm tỷ lệ đẻ, sức khoẻ của đàn chim và những yếu tố stress… Mà giảm lượng thức ăn hàng ngày của mỗi chim mái đẻ từ 0,5-1 g. Nhưng chỉ được giảm 10% mà thôi và phải giảm từ từ. Ví dụ, khi chim ăn nhiều nhất (lúc đẻ 98-99%) là 28 g/con/ngày. Thì chỉ được giảm nhiều nhất là 10% x 28 g = 2,8 g. Tức là sẽ cho ăn tối thiểu là 28-2,8 = 25,2 g/con/ngày.

Cần bổ sung thêm sỏi cho chim cút đẻ

Đường kính sỏi 1-2mm. Mỗi lồng chim nên đặt 1 máng sỏi ở phía ngoài cho chim ăn tự do.

Trong quá trình cho ăn, cần lưu ý điều kiện khí hậu. Để điều chỉnh mức năng lượng của khẩu phần cho thích hợp. Quan trọng nhất là nhiệt độ chuồng nuôi. Khi nhiệt độ chuồng nuôi cao hơn 20 độ C. Nếu tăng 1 độ C thì giảm khoảng 0,4 kcal năng lượng cho một chim, giảm 1 độ C phải tăng thêm 0,6 kcal.

Cần bổ sung thêm sỏi cho chim cút đẻ

Thời gian khai thác chim mái: có thể cho chim mái đẻ đến 60 tuần, sau đó tỷ lệ đẻ giảm. Thời gian kết thúc sớm hoặc muộn hơn tuỳ thuộc vào tỷ lệ đẻ và giá trứng trên thị trường.

Đối với máng ăn và nước uống

Dùng máng ăn dài gần bằng chiều ngang lồng chim, mỗi máng ăn dùng cho 25-30 chim.

Đối với chim mái đẻ, ngoài các yếu tố ảnh hưởng chung, nhu cầu về nước phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ trứng. Khi tỷ lệ đẻ càng cao thì lượng nước uống cũng càng cao, có thể đến 40-70 g nước/con/ngày. Biết được nhu cầu này để cung cấp đủ nước sạch cho chim là một việc làm quan trọng.

Nguồn: Nhachannuoi.vn

, , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *