Chăn nuôi đà điểu là một mô hình không quá phổ biến ở Việt Nam. Song trước nhu cầu về trứng và thịt đà điểu ngày càng nhiều thì đây được coi là mô hình chăn nuôi đầy triển vọng trong tương lai. Thực tế, cách nuôi đà điểu cũng không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Ở nước ta, ngày càng có thêm nhiều mô hình đầu tư chăn nuôi đà điểu làm giàu. Thực tế mà nói, nước ta có khí hậu nhiệt đới là điều kiện rất thuận lợi để đà điểu sinh trưởng và phát triển. Cho nên, bà con nào thắc mắc ở Việt Nam thì có nên nuôi loại động vật này hay không thì câu trả lời là Có nhé.
Mục lục
Chọn giống đà điểu
Các giống đà điểu Struthio camelus hiện nay
– Đà điểu Bắc Phi: là giống đà điểu cao nhất, đỉnh đầu không có lông, có một vòng lông cổ màu trắng ở ⅔ cổ từ trên xuống. Riêng con đực có lông cánh và lông ngực màu trắng tinh. Con cái có bộ lông trên thân màu nâu sẫm.
– Đà điểu Somali: là giống đa điều cũng không có lông ở đỉnh đầu nhưng vòng trắng dưới cổ thì rộng hơn. Trên cổ, những cố không có lông sẽ có màu xám, lông đuôi có màu trắng. Con đực có bộ lông đen, con cái lông xám nhạt hơn. Riêng ở giống đà điểu Somali, con cái có thân hình to hơn con đực.
– Đà điểu Đông Phi (đà điểu Masai): sinh sống ở vùng đông Kenya. Trên đỉnh đầu có con không có lông, nhưng cũng có con mọc lông kín. Vòng màu trắng ở cổ hẹp.
– Đà điểu Nam Phi: sinh sống chủ yếu ở Zimbabwe – botswana cho tới cape. Đỉnh đầu mọc lông, cổ màu xám, vào mùa sinh sản sẽ chuyển sang màu đỏ. Không có vòng trắng ở cổ như các giống khác.
Cách chọn giống đà điểu nuôi thương phẩm
Chọn đà điểu giống nở đúng ngày (nở ngày thứ 42 – 44).
Chọn con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị dị tật, bụng gọn, mắt sáng.
Con giống có khối lượng cơ thể từ 0,8 – 1kg/con.
Để giảm hao hụt thì bà con có thể mua giống từ 3 tháng tuổi trở lên, tỉ lệ sống trên 90%.
Quy trình nuôi đà điểu thịt
Sau 3 tháng tuổi đà điểu theo hướng nuôi thịt cần đạt sinh trưởng tối đa để đạt hiệu quả kinh tế cao. Trọng lượng giết mổ đạt 85-110 kg/con.
Đối với chuồng trại
Khu chuồng nuôi phải có sân chơi với kích thước 5 x 80 – 100 m.
Đà điểu thích chạy nên sân chơi phải có diện tích rộng. Nền sân ngoài thảm cỏ phải có chỗ lót cát.
Thói quen của đà điểu sống ở xa mạc luôn thường xuyên tắm cát để làm sạch cơ thể và loại bỏ các ký sinh trùng ngoài da.
Đà điểu cũng rất thích tắm mưa nêu không có đệm cát nước mưa sẽ làm sân lầy bùn và bộ lông đà điểu bẩn dễ gây bệnh tật.
Sân chơi có trồng cây làm bóng mát cho đà điểu trú nắng.
Giai đoạn này đà điểu hầu như ở ngoài trời, vì vậy sân chơi đối với chúng rất quan trọng.
Môi trường nuôi phải yên tĩnh
Hệ thần kinh đà điểu rất nhậy cảm, dễ phát sự kinh động khi có tiếng động lớn đột ngột hoặc người lạ mặt.
Lúc đó cả bầy dồn tụ lại một chỗ ngóc đầu lên cao, quay lại bốn phía như đề phòng hiểm hoạ, nếu có sự kinh động mạnh cả bầy chạy loạn xạ có thể dẫm đạp lên nhau, đâm vào bất cứ chướng ngại vật nào dễ gây chân thương, rách da hoặc gẫy cổ rồi chết.
Chú ý đối với các vật lạ
Vì đà điểu là loại ăn tạp nên trong khu vực nuôi cần phải dọn sạch các vật như gạch, đá, mảnh thuỷ tinh, túi bóng hay các vật nhỏ nhọn sắc để tránh cho chúng ăn phải các thứ này, dễ gây chấn thương đường tiêu hoá.
Những lưu ý đối với chế độ dinh dưỡng
Đặc biệt ở đà điểu 4 – 12 tháng tuổi nhu cầu đạm và các vitamin phải đáp ứng đủ để đảm bảo cho sự phát triển. Đà điểu có hệ vi sinh vật ở manh tràng phát triển giúp chúng tiêu hoá xơ thô tới 60%.
Vì vậy phải bổ sung rau, cỏ xanh tự do để giảm giá thành. Rau cỏ non được băm 3 – 4 cm để rễ ăn. Cho ăn máng riêng hoặc để lên trên thức ăn tinh. Nuôi đà điểu thương phẩm cho ăn nhiều tăng trưởng nhanh có thể giết thịt từ 10 tháng tuổi. Thức ăn xanh cho đà điểu có thể dùng lá bắp cải già, cỏ ghi nê, cỏ voi non, rau muống, rau lấp…
Nếu sân chơi hoặc có bãi chăn rộng có thảm cỏ tự nhiên thì đà điểu tự vặt cỏ không nhất thiết phải bổ sung thức ăn xanh.
Yêu cầu đối với máng ăn, máng uống
Đà điểu phát triển to lớn vì vậy phải sử dụng máng ăn bằng gỗ được đóng với kích thước 0,3 x 0,25 x 1,0 m.
Máng ăn được cố định ở độ cao 0,7 – 0,8 m để đà điểu không dẫm đạp và ăn dễ dàng.
Đảm bảo 4 – 5 con/1 máng ăn. Sử dụng bồn cao su đựng nước cho đà điểu uống, sử dụng nước máy hay nước giếng khơi, nước đủ để đà điểu uống tự do, mỗi ngày thay nước và rửa sạch máng 1 lần. Duy trì nước mát tránh nước nóng dưới ánh nắng mặt trời.
Chú ý đến mật độ nuôi
Tuỳ diện tích chuồng nuôi có thể phân nhóm theo trọng lượng hay lứa tuổi. Mỗi nhóm 15 – 20 con, mật độ nuôi đảm bảo 4 m2 nền chuồng/con và 10 m2 sân chơi/con.
Chú ý:
Việc sử dụng quá nhiều xơ trong khẩu phần sễ làm giảm hiệu xuất chuyển hoá thức ăn.
Thức ăn xanh cồng kềnh nên hạn chế thức ăn tinh; cũng như dinh dưỡng thu nhận thấp dẫn đến tăng trọng thấp.
Nguồn: 2lua.vn