Giá gia cầm tăng không thấy đỉnh vì biến động thị trường gần đây

mất:4 phút, 0 giây để đọc.

Thời gian gần đây, giá một số sản phẩm gia cầm, đặc biệt là gà thịt có nhiều biến động. Do cung không đủ cầu, và người nông dân vẫn e ngai, không mạnh dạn tái đàn. Trong quý đầu tiên của năm 2021, số lượng con giống đưa vào chăn nuôi đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái và lượng thức ăn cho gia cầm giảm khoảng 40%. Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2021, giá gia cầm được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho rằng sản lượng chăn nuôi giảm trong giai đoạn đầu năm 2021 liên quan trực tiếp đến giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao làm tăng chi phí đầu vào. Điều này gây khó khăn cho người chăn nuôi, dẫ đến không muốn tái đàn và tăng đàn.

Biến động giá gia cầm

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), trong quý I/2021, tổng đàn gia cầm cả nước đạt khoảng 510 triệu con, tương đương với thời điểm cuối năm 2020. So cùng kỳ năm 2020, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt hơn 420.000 tấn (tăng 5,2%); trứng đạt khoảng 4,3 tỷ quả (tăng 3,5%). So với quý IV/2020, giá gà giống bình quân của quý I/2021 tại miền Bắc và miền Trung giảm từ 12 – 20%, tại miền Nam lại tăng từ 21 – 40%. Riêng giá già thịt tại cả 3 miền Bắc – Trung – Nam đều tăng, lần lượt là: 28,5%; 10,4% và 5,5%.

Biến động giá gia cầm

Theo Cục Chăn nuôi, giá các sản phẩm gia cầm đang có chiều hướng tăng và dự kiến sẽ tăng cao vào thời điểm từ tháng 5 – 7/2021, do nguồn cung bị thiếu hụt. Điều này có liên quan đến lượng con giống gia cầm đưa vào chăn nuôi thương phẩm trong quý I/2021 giảm tới 50% so với quý IV/2020.

Giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn tăng

Bộ NN&PTNT nhận định, giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính sẽ chỉ giảm dần và ổn định từ tháng 7/2021. Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm sẽ còn tăng; tối thiểu từ 5 – 10% (tương ứng 500 – 1.000 đồng/kg) trong những tháng tới.

Nguyên nhân do giá các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới đều tăng cao. Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Chi phí vận chuyển còn tăng do thiếu tàu biển và container vận chuyển hàng hóa; tăng trung bình 200 – 300%.

Giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn tăng

“Giá nguyên liệu như ngô, lúa mì có xu hướng tăng nhanh. Do những lo ngại về nhu cầu thu mua của Trung Quốc tăng cao. Cũng như tình trạng hạn hán tại Brazil có thể ảnh hưởng đến sản xuất ngô của nước này. Argentina là nước cung cấp số lượng ngô, đậu tương. Khô dầu đậu tương thế giới đình lại tại các cảng biển trong tháng 1 và 2-2020 làm cản trở việc xuất khẩu các lô hàng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam”.

Để chia sẻ với người chăn nuôi gia cầm; Bộ NN&PTNT đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh thức ăn chăn nuôi quản trị tốt. Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước có thể thay thế được nguồn nhập khẩu. Chẳng hạn như: Khô dầu hạt điều, cám gạo, bã sắn… Đồng thời, giảm tối đa các chi phí sản xuất để hạ giá thành thức ăn chăn nuôi về mức hợp lý.

Giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính sẽ chỉ giảm dần và ổn định từ tháng 7/2021

Kết luận

Toàn cầu hóa về thị trường; việc hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới thông qua 15 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. có 2 hiệp định còn đang trong giai đoạn đàm phán. Trong đó khu vực CPTTP và EVFTA đều là những nước có không gian chăn nuôi lớn hơn Việt Nam. Điều này sẽ càng gia tăng áp lực về thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước. “Cạnh tranh cả về giá và cạnh tranh cả về chất lượng và đa dạng sản phẩm sẽ tăng lên. Khi sản phẩm chăn nuôi của Mỹ và châu Âu như thịt gà, thịt lợn xuất vào thị trường Việt Nam”; Cục Chăn nuôi đánh giá.

Trước tình trạng trên, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng; cần rà soát, điều chỉnh quy mô đàn gia cầm phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tránh tình trạng mất cân đối cung cầu ảnh hưởng đến thị trường; giá sản phẩm gia cầm và thu nhập của người chăn nuôi.

Nguồn: Tapchigiacam.vn

 

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *