Những năm gần đây, ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi và tiến bộ về cả năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong đó, thay đổi lớn nhất có lẽ là ở trong tư duy sản xuất của các bà con nông dân. Nhà nông từ sản xuất tự cung tự cấp đã dần dần chuyển san chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Theo đó, để có thể thâm nhập được vào thị trường các nước trên thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính, các sản phẩm nông nghiệp của Việt nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe, trong đó có Global GAP. Và việc chăn nuôi gà thịt cũng không nằm ngoài xu hướng này,.
So với phương pháp chăn nuôi truyền thống, kỹ thuật nuôi gà thịt theo chuẩn Global GAP đòi hỏi người nuôi phải được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng. Đồng thời, nó cũng yêu cầu người nông dân phải có nguồn vốn ổn định nhất định. Tuy nhiên, phương pháp chăn nuôi này cũng giúp bà con có một đầu ra ổn định hơn cho sản phẩm. Chất lượng thịt tăng lên. Do đó, giá thành và lợi nhuận cũng được cải thiện
Tiêu chuẩn Global GAP là gì?
Global GAP hiện là khái niệm đang trở nên phổ biến. Chúng cũng được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, đã có không ít trang trại thành công trong việc lấy được giấy chứng nhận này. Từ đó các sản phẩm của họ đã vượt ra khỏi biên giới và có mặt trên kệ hàng tại siêu thị của nhiều quốc gia khác nhau.
Để nuôi gà theo hướng Global GAP, người nông dân sẽ phải thay đổi gần như hoàn toàn phương thức chăn nuôi truyền thống của mình. Đồng thời áp dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất. Mục đích là để cho ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Hiện nay, chứng nhận Global GAP chính là chìa khóa mở toang cánh cửa đưa nông nghiệp Việt đến với thế giới. Bởi lẽ, nó đảm bảo các loại nông sản, thực phẩm có độ an toàn cũng như chất lượng ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên, để có được điều này thì các nông trại phải áp dụng quy trình cũng như kỹ thuật nuôi gà theo hướng Global GAP, vốn đã được ban hành rất cụ thể trong các tài liệu và hướng dẫn có liên quan.
Chứng nhận Global GAP là gì?
Global GAP là viết tắt của cụm từ Global Good Agricultural Practice. Nó được công bố vào tháng 09-2017 tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 8 diễn ra tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Đây là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng bởi một hiệp hội gồm nhiều thành viên khác nhau. Ví dụ như nhà sản xuất, nhà bán lẻ, các công ty, tổ chức,… Các cơ sở sản xuất nông nghiệp trên toàn cầu có thể áp dụng theo hình thức tự nguyện. Chúng bao hàm toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm từ đầu vào cho đến đầu ra.
Các tiêu chí đánh giá để chứng nhận GlobalGAP
Nếu muốn đạt được giấy chứng nhận GlobalGAP, một cơ sở sản xuất nông nghiệp đạt thông qua 234 tiêu chí. Trong đó, cần phải đảm bảo đạt được một số tiêu chuẩn quan trọng như:
- Nguồn gốc, xuất xứ cũng như độ an toàn của các sản phẩm.
- Thân thiện với môi trường.
- Sức khỏe, an toàn lao động cũng như điều kiện làm việc của người tham gia sản xuất.
- Điều kiện và quy trình nuôi dưỡng.
- Một số tiêu chuẩn về quản lý dịch bệnh, chất lượng,…
Áp dụng kỹ thuật nuôi gà theo hướng Global GAP và đạt được giấy chứng nhận sẽ mang lại hàng loạt lợi ích thiết thực. Trong đó, có thể kể đến như:
- Tăng giá trị sản phẩm bởi đây là bộ tiêu chuẩn mang tầm quốc tế.
- Cho phép mở rộng thị trường phân phối ra toàn cầu khi được nhiều quốc gia đón nhận.
- Giảm các rủi ro liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tạo dựng được niềm tin với khách hàng.
- Phát triển bền vững hoạt động sản xuất nông nghiệp của cơ sở.
- Đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
- Cho phép người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm đạt chuẩn GlobalGAP.
Làm thế nào để chăn nuôi gà theo hướng GlobalGAP
Tiêu chuẩn về khu vực chuồng trại chăn nuôi
Khi nuôi gà theo hướng GlobalGAP, chuồng trại là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của gà. Do vậy trang trại cần phải đảm bảo một số quy định nghiêm ngặt khi xây dựng và sử dụng. Cụ thể, chuồng trại phải phù hợp với từng lứa tuổi của gà. Đồng thời, luôn cần phải luôn sạch sẽ, thoáng mát. Đặc biệt, cần được khử trùng kỹ lưỡng trước khi thả gà vào.
Thêm vào đó, nhà ăn công nhân giờ đây phải nằm tách biệt với khu vực chăn nuôi. Công nhân không được ăn chung hoặc ngủ chung với gà như trước nữa. Đặc biệt, mỗi trang trại phải có một lò thiêu chuyên dụng riêng để tiêu hủy xác vật nuôi. Không được phép chôn hoặc vứt xuống ao cho cá ăn.
Tiêu chuẩn về chất lượng thức ăn trong chăn nuôi
Theo bộ quy chuẩn được ban hành, thức ăn cho gà đạt chuẩn Global GAP phải không bị hư hỏng, nổi mốc, vón cục, không bị lẫn với các loại tạp chất khác. Đồng thời, không được chứa các loại độc tố, tồn dư hóa chất hoặc vi sinh vật. Đặc biệt, nguyên liệu dùng làm thức ăn cho gà cần được nghiền nhuyễn. Hoặc phải được xay thành bột cám trước khi chế biến. Bà con ép thức ăn thành dạng cám viên. Điều này sẽ giúp đảm bảo tính đồng đều về mặt dinh dưỡng. Đồng thòi, giúp gà dễ tiêu hóa, hấp thụ hơn.
Thay vì chọn mua thức ăn cho gà có sẵn, chủ trang trại có thể trang bị các loại máy xay nghiền thức ăn chăn nuôi chuyên dụng. Chẳng hạn như: Máy xay nghiền đa năng; máy xay ngô; xay thóc; xay đậu tương,… Chọn lựa máy có công suất cao, hiệu năng mang lại sẽ đầy ấn tượng. Từ đó, bà con sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí. Bởi, các phụ phẩm và nguyên liệu nông nghiệp sẵn có được tận dụng.
Bên cạnh đó, quy trình nuôi gà theo hướng Global GAP cũng phải được tự động hóa. Cụ thể là bằng cách trang bị hệ thống cho gà ăn tự động thông qua bồn chứa thức ăn silo, thay vì để công nhân thực hiện như trước đây. Điều này giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp với con người. Từ đó, tránh lây lan các loại dịch bệnh có thể gây nguy hiểm cho đàn gà của trang trại.
Cách chọn giống gà chuẩn Global Gap
Tiêu chuẩn Global GAP rất chú trọng đến con giống. Bởi đây là yếu tố sẽ quyết định đến năng suất cũng như chất lượng của thành phẩm về sau. Gà phải được chọn mua từ những nguồn có xuất xứ rõ ràng. Đồng thời phải thật khỏe mạnh. Kèm theo đó là giấy kiểm dịch và bản công bố chất lượng đi theo.
Quy trình chăm sóc đúng chuẩn Global Gap
Điểm mấu chốt của kỹ thuật nuôi gà Global GAP là phải tuân thủ những nguyên tắc về đối xử với động vật. Chẳng hạn như tôn trọng, không gây đau đớn hay ngược đãi. Bên cạnh đó, mật độ chăn nuôi lý tưởng phải đạt 10 con cho mỗi mét vuông. Điều này sẽ giúp vật nuôi có thêm không gian để thoải mái sinh sống như tập tính, sở thích vốn có trong tự nhiên.
Bên cạnh đó, chủ trang trại cũng cần có sổ ghi chép để theo dõi và lưu trữ thông tin từ lúc nhập chuồng cho đến lúc xuất chuồng. Hay nắm bắt tình hình tiêm phòng, bệnh tật, nhập xuất thức ăn để tiện truy xuất về sau.
Vấn đề vệ sinh chuồng trại
Các trang trại gà Global GAP phải đảm bảo có đầy đủ các biện pháp xử lý chất thải rắn của gia cầm. Đặc biệt là vị trí tập trung chất thải phải được bố trí ở nơi thích hợp. Chúng phải tránh xa nguồn cung cấp nước, thức ăn. Để dễ dàng hơn trong việc quản lý, bà con có thể sử dụng các loại máy môi trường. Từ đó, tạo thành dây chuyền ép phân viên, chế phẩm sinh học, tạo thành phân bón cho các loại cây trồng.
Hiện nay, khá nhiều nông trại Việt đã có được giấy chứng nhận. Nuôi gà theo hướng Global GAP không phải là điều gì quá khó khăn. Nếu có sự đầu tư nghiêm túc, sản phẩm sẽ chứng minh được chất lượng và đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe khi xuất khẩu. Từ đó, giúp cơ sở chăn nuôi có thêm nguồn thu nhập ổn định và bền vững.
Nguồn: Khomay3a.com