Hội chứng lở loét ở cá nuôi và các cách phòng tránh

mất:3 phút, 41 giây để đọc.

Vào mùa lũ, các ao, hồ nuôi thường tích tụ một lượng lớn phù sa, ô nhiễm, mùn, rác và các chất thải khác gây ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn mầm bệnh cho cá nuôi. Cá nuôi trong mùa lũ thường mắc các bệnh do ký sinh trùng gây ra như giun đũa, sán lá đơn chủ, bệnh xuất huyết do nhiễm virus, bệnh ban đỏ do vi khuẩn và bệnh do giáp xác.

Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất phải kể đến ở cá nuôi là bệnh ghẻ hay còn gọi là hội chứng loét. Không chỉ ở nước ta, mà ở nhiều nước Đông Nam Á và các nước trong khu vực Thái Bình Dương, bệnh lở loét cũng xuất hiện trên cá nuôi.

Dấu hiệu bệnh lý

Dấu hiệu bệnh lở loét ở cá

Da cá trở lên sậm màu, trên thân, đầu, vây, đuôi xuất hiện các đốm màu đỏ rồi hình thành vết loét, chúng lan rộng dần, có khi ăn sâu đến xương. Vảy bị rụng.

Thời gian mắc bệnh thay đổi tuỳ thuộc vào loài cá, khí hậu và chất lượng nước. Cá ít ăn, bỏ ăn, hoạt động chậm chạp. Trên thân cá bệnh có các vết lở loét ăn rất sâu vào cơ thể và gây cho cá chết đồng loạt. Tại các vết loét lớn, trung tâm vết loét có màu xám là nơi nấm phát triển, mép xung quanh có màu đen.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh lở loét ở cá

Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp với các tác nhân truyền nhiễm gồm virus, vi khuẩn, nấm và cả ký sinh trùng. Trong đó virus Rhabdovirus Carpio được xem như là tác nhân nguyên phát của bệnh. Virus chỉ xuất hiện vào giai đoạn đầu của bệnh, làm kìm hãm hệ thống miễn dịch, từ đó cá dễ mẫn cảm với các loài mầm bệnh khác như vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, A.sorbia, Pseudomonas fluorescens…, nấm và ký sinh trùng.

Ngoài các yếu tố môi trường như nhiệt độ thay đổi, môi trường nước quá dơ bẩn, sự ô nhiễm có thể gây sốc và làm cá nhiễm bệnh, nhiều quan điểm cho rằng nấm ký sinh trong nội tạng Aphanomyces được coi là tác nhân chính gây ra bệnh này. Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa mưa (tháng 10-12) và đầu mùa khô (tháng 1-2).

Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh thường xảy ra vào mùa có nhiệt độ thấp (tháng 11-tháng 12)

Hội chứng lở loét ở cá là một bệnh rất nguy hiểm, lây lan nhanh và xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện hầu hết các tỉnh. Trên các loài cá như: trắm cỏ, chép, Rôphi, mè, trê.

EUS ảnh hưởng đến các loài cá vùng nước ấm, ngọt và lợ. Rất nhiều loài các khác nhau bị ảnh hưởng bởi bệnh này. Trong đó có một số loài có tính nhạy cảm cao với bệnh này như: Cá quả, cá trôi, cá trê, cá đối, cá diếc… Bệnh lây lan chủ yếu theo dòng nước và sự di chuyển của cá mang mầm bệnh. Bệnh thường xảy ra vào mùa có nhiệt độ thấp (tháng 11-tháng 12).

Phương pháp phòng và trị bệnh

Phương pháp phòng bệnh

Phương pháp phòng bệnh lở loét ở cá

Nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung như:

  • Dọn tẩy ao, phơi đáy ao, bón vôi…
  • Quản lý môi trường ao thật tốt dùng Yucca fish định kỳ xử lý đáy ao 2-3 tuần/lần…
  • Thả mật độ vừa phải, chọn giống tốt.
  • Cho ăn đầy đủ, không thừa thức ăn. Nên trộn liên tục các loại thuốc bổ như: Bio-activit, Nutri-fish, Biozyme, Bio-Sorbitol, Vitamin C premix.
  • Diệt nấm và các loại ký sinh trùng bằng Fighting 10ml/1.000m³ nước hoặc SG.Copper fish 1lít/1.000m³ nước, 2 tuần/lần. Diệt khuẩn và các loại sán trong nguồn nước bằng thuốc khử trùng BKC for Fish 1lít/1.000m³ nước, định kỳ 2 tuần/lần.

Phương pháp trị bệnh

  • Dùng các loại kháng sinh như Kana-Ampicol, Enro-Ampitrim, Bioflum, F-2… Trộn vào thức ăn theo liều lượng hướng dẫn, cho ăn 5-7 ngày liên tục.
  • Trên cá con, có thể dùng muối ăn nồng độ 2-3%, tắm trong 3-10 phút. Hoặc dùng Formalin nồng độ 500ppm (500ml/m³ nước); tắm trong 10-15 phút.
  • Đối với cá lớn, dùng Formalin nồng độ 150ppm, tắm trong 30-40 phút.

Nguồn: hpstic.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *