Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi gà Hồ đơn giản

mất:6 phút, 3 giây để đọc.

Hiện nay, gà Hồ là giống gà được nhiều người chọn nuôi trong số tất cả các giống gà ở Việt Nam. Gà Hồ đã cho năng suất cao, giá bán hiện nay cũng rất tốt. Là giống gà quý hiếm nên điều quan trọng là công nghệ làm chuồng, chăn nuôi gà Hồ vô cùng đơn giản. Hiện nhiều trang trại ở Việt Nam đã nuôi thành công gà Hồ, hàng năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Để nuôi thành công giống gà “tiến vua” này, điều quan trọng nhất là người chăn nuôi phải tìm hiểu rỏ các tiêu chí cũng như cách xây dựng được chuồng nuôi gà Hồ.

Tiêu chí chuồng trại cần đảm bảo

+ Có mái che chắn để gà có thể tránh nắng, trú mưa, tránh gió cần thiết.

+ Có hệ thống sưởi bằng điện để chăm sóc cho gà theo thời tiết.

+ Chuồng gà cần đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.

+ Có thể làm mái bằng tôn hoặc mái ngói, kết hợp hệ thống phun nước. Đảm bảo có thể thực hiện hạ nhiệt cho gà khi thời tiết quá nắng nóng.

+ Có các máng cát sỏi nhỏ, thuận tiện bổ sung khoáng chất cần thiết cho gà. Cũng như giúp gà tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

+ Có hệ thống cho ăn, uống nước phù hợp: Máng hoặc khay cho gà…

+ Nên chú ý trang bị hệ thống sưởi ấm cho gà bằng đèn điện theo thời tiết.

+ Chuồng nuôi có thể làm bằng tôn hoặc ngói vào mùa hè để chống nóng bà con có thể lắp hệ thống phun nước lên mái giúp hạ nhiệt độ chuồng nuôi.

+ Khi nuôi gà bằng phương pháp bán công nghiệp hoặc nuôi thả cũng cần xây dựng bải thả cho gà Hồ. Tốt nhất nên xây từ 2 đến 4 bãi để luân phiên nhau…

Gà Hồ hiện đang là giống gà được nhiều bà con chọn nuôi

Vị trí xây dựng trang trại

Chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm nói chung và gà Hồ nói riêng không có sự khác nhau nhiều. Chỉ cần bà con chú ý chọn vị trí chăn nuôi xa khu dân cư, tránh khu vực ô nhiễm môi trường. Những khu vực cao, thoáng mát là tốt nhất để nuôi gà Hồ.

Thiết kế chuồng nuôi gà Hồ

Anh Trường chú ý bà con, việc xây dựng chuồng trại và khu vườn chăn thả gà Hồ phải đảm bảo các nhu cầu và đặc tính của gà Hồ như khâu: ăn uống, đi lại, thời tiết… Nếu nuôi theo phương pháp công nghiệp, bà con cần đóng một ô chuồng kích thước 2-3m2. Dưới chuồng rải thêm trấu khô, dăm bào hoặc rơm, cỏ khô sạch,… cắt ngắn để làm đệm 5-10cm. Hoặc sử dụng tre hay gỗ đóng cao khoảng 40-70cm so với nền, để phân rơi xuống cũng dễ dọn dẹp.

Nếu nuôi bán chăn thả thì mặt trước của chuồng nên hướng về phía Đông Nam để đón lấy ánh sáng tốt chiếu vào buổi sáng, đảm bảo chuồng được khô thoáng, vệ sinh. Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất khoảng 0,5 – 1m để khô thoáng, dễ dọn dẹp. Xung quanh chuồng nên rào bằng thanh tre hoặc gỗ thưa cách nhau khoảng 2-2,5cm để thoáng gió. Nếu ngày thời tiết nắng ráo, nên thả gà Hồ tự do ra sân vườn, buổi tối cho gà Hồ vào chuồng ngủ.

Thiết kế chuồng nuôi gà Hồ

Máng ăn cho gà

Khi gà Hồ nhỏ 1-3 ngày tuổi, rải thức ăn trên giấy lót trong lồng úm cho chúng ăn. Từ 4-14 ngày tuổi, cho gà ăn bằng khay hoặc máng. Khi gà Hồ trên 15 ngày tuổi, cho ăn bằng máng treo (lưu ý nên làm máng có độ cao phù hợp để tránh gà nhảy vào máng ăn). Xung quanh bãi thả nên đặt thêm một số máng cát sỏi nhỏ, giúp cho gà dễ tiêu hóa thức ăn và cung cấp thêm 1 lượng chất khoáng.

Khu nuôi úm gà Hồ con

Để gà Hồ khỏe mạnh, ít bệnh tật và đảm bảo thân nhiệt được tốt khi thời tiết thay đổi, cần phải dùng lồng úm gà. 100 con gà Hồ con có thể nuôi trong một lồng úm có kích thước khoảng: 2m x 1m x 0,5m.
Sưởi ấm cho gà bằng đèn điện 60-200W tùy theo thời tiết. Khi gió rét có thể dùng bao tải, vải, bao, giấy… để bao bọc xung quanh lồng úm.

Giàn đậu và mái chuồng

Gà nói chung và gà Hồ nói riêng rất thích đậu trên giàn. Vì thế trong chuồng nuôi nên tạo thêm một số giàn đậu bằng tre hoặc gỗ cách nhau 0,3m và cách chuồng khoảng 0,5m. Theo anh Trường, mái chuồng nuôi có thể làm bằng tôn hoặc ngói tránh nóng vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Để chống nóng vào mùa hè, bà con có thể lắp hệ thống phun nước lên mái cho hạ nhiệt chuồng nuôi. Đảm bảo cho đàn gà phát triển tốt. Mái chuồng nuôi có thể làm bằng tôn hoặc ngói tránh nóng vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

gà Hồ nói riêng rất thích đậu trên giàn.

Ổ đẻ

Ổ đẻ của gà Hồ khác nhau tùy vào phương pháp nuôi chăn thả hoặc nuôi công nghiệp. Nuôi gà Hồ đẻ theo kiểu công nghiệp thì ổ đẻ là lồng nuôi gà. Khi gà Hồ đẻ, trứng sẽ lăn ra ngoài. Nuôi gà Hồ thả hay bán công nghiệp thì phải làm ổ đẻ bằng thùng hoặc chuồng đẻ riêng. Ổ đẻ phải đặt nơi tối, khuất bóng gà Hồ trống hoặc gà mái khác.

Anh Trường chú ý bà con, không nên để gà Hồ tự ấp sẽ thất bại, bởi chân gà rất to, dễ làm vỡ trứng. Nếu nuôi số lượng ít bà con nên dùng các giống gà khác; có thể là gà Tây ấp trứng giúp. Nếu nuôi công nghiệp thì bà con có thể dùng máy ấp công suất lớn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

Bãi thả

Gà Hồ nuôi theo phương pháp nuôi thả hoặc bán công nghiệp thì nhất thiết phải xây dựng bãi thả. Tùy vào điều kiện mà việc xây dựng bãi thả phù hợp. Tốt nhất là nên xây dựng từ 2-4 bãi thả để luân phiên nhau và khoảng cách khoảng 1-5m2/con.

Trên bãi thả nên có cây bóng mát, có trồng cỏ xanh cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên… giúp cho gà Hồ có bộ xương khỏe, thịt săn chắc và ít bệnh tật.

Vệ sinh nơi ở cho gà Hồ

+ Vệ sinh nơi ở cho gà theo định kỳ, thường xuyên và liên tục. Đảm bảo gà luôn được sống trong môi trường sạch sẽ. Hạn chế cũng như tránh được các loại bệnh, sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh hại đến gà.

+ Vệ sinh máng ăn, máng uống nước và hệ thống đèn sưởi theo đúng quy cách.

+ Vệ sinh nơi ở cho gà Hồ thường xuyên, sạch sẽ.

+ Thay khay thức ăn cho gà mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh, tránh ôi thiu.

Nguồn: Trangtraiviet.vn

, ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *