Hướng dẫn chăm sóc gà chọi bị khò khè sau mỗi trận đấu

mất:4 phút, 45 giây để đọc.

Hiện tượng gà chọi bị khò khè sau khi tham gia trận đấu không hề hiếm gặp. Nếu lúc này người nuôi không biết cách can thiệp, chăm sóc kịp thời thì chú gà có thể bị nặng hơn, suy nhược cơ thể, trong nhiều trường hợp gà chọi có thể bị chết. Đặc biệt với những người lần đầu nuôi gà chọi, chắc hẳn không tránh khỏi hoang mang và không đưa ra được các xử lý tốt nhất. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng khò khè này là gì? Cách chăm sóc hiệu quả nhất cụ thể ra sao? Tất cả những thông tin trên sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

Nguyên nhân gà chọi bị khò khè sau trận đấu

Gà chọi bị khò khè sau trận đấu là hiện tượng không hiếm gặp

Gà chọi là một trong số những vật nuôi đang được rất nhiều người yêu thích. Chính vì thế các video clip đá gà hay chăm sóc chúng đều thu hút được rất nhiều lượt xem. Chúng không chỉ là thú vui bổ ích mà còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người nuôi.

Sau khi tham gia các trận đấu quyết sinh tử về thì những chú gà gọi dù thắng hay thua cũng ít, nhiều bị tổn thương trên cơ thể. Nhiều sư kê vì thương xót nên không dám động vào chú gà của mình.

Sợ làm gà đau là nguyên nhân chính khiến cho vết thương càng lâu khỏi hơn và tiềm tàng nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Khi chúng bị mất sức thì rất dễ khiến gà chọi có những triệu chứng bệnh khò khè nếu như người nuôi không nắm vững những quy trình chăm sóc cho chúng và cách trị bệnh cho gà, đặc biệt là khi để cho gà chọi ngủ ở chỗ lạnh.

Triệu chứng gà chọi bị khò khè

Gà bị đi ngoài phân lỏng có màu trắng xanh: Triệu chứng khò khè do đờm thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác nữa như đi ngoài ra phân xanh hoặc phân trắng.

Gà ủ rũ kém hoạt động, lù đù: Nếu để ý sẽ thấy việc hô hấp khó khăn sẽ khiến gà ngại vận động hơn. Chúng thường ủ rũ trong một khu vực như góc tường, góc chuồng. Đây có thể do quá trình hô hấp hoặc chúng đang lên cơn sốt. Mọi hoạt động giường như bị ngưng trệ hoàn toàn trừ khi có tác nhân tác động thì chúng mới miễn cưỡng di chuyển.

Rụng lông và xơ xác: Khi đã không đủ dưỡng chất thì những bộ phận này thường bị xơ xác và rụng. Do không được gà rỉa sạch và chăm sóc với lượng dầu từ phao câu. Đặc biệt là lông cánh và lông đuôi là những vị trí dễ rụng lông đầu tiên.

Các cách chữa gà chọi bị khò khè sau khi “chiến đấu”

Người nuôi cần bổ sung dinh dưỡng cho gà chọi sau mỗi trận đấu

Một số người có kinh nghiệm và cách nuôi gà chọi lâu năm đã chia sẻ cách chăm sóc gà bị khò khè sau khi chiến đấu là bạn có thể dùng thuốc tiêu đờm của người, thuộc đặc trị đi ngoài của gà và bổ sung thêm thuốc B1 để chữa bệnh hiệu quả.

Nếu trong trường hợp gà không đỡ thì bạn có thể bổ sung thêm lá trầu cùng một chút muối ăn. Sau đó bổ sung thêm một số dưỡng chất. Tuy nhiên tuyệt đối tránh cho chúng ăn mồi. Lý do vì hệ tiêu hóa luc này của chúng rất kém.

Ngoài ra, để giảm bớt đờm cho gà thì bạn nên thả cho chúng chạy thoải mái và dùng tay vỗ sạch đờm ở cổ họng gà, sau đó vần hơi hâm nóng cho gà chọi, thậm chí là cho nó vài chiêu đòn để kích thích hệ miễn dịch.

Chăm sóc gà chọi sau khi đá về thế nào mới đúng?

Sau khi đá về, gà chọi cần được nghỉ ngơi và vệ sinh kỹ càng

Với những chú gà chọi mang trong mình tinh thần thi đấu cao, khỏe mạnh thì chúng đá rất hăng trong các trận đấu nên rất dễ bị mất sức. Các sư kê nên trang bị cho mình những kỹ thuật chăm sóc. Mục đích giúp gà sớm lại được tinh thần chiến đấu hiệu quả nhất. Một số biện pháp chúng tôi sẽ cập nhật ngay sau đây:

Lau chùi, vệ sinh sạch sẽ các bộ phận trên cơ thể gà bằng nước ấm sau khi tham gia các trận đấu về. Bạn chú ý nên dùng thuốc để xoa bóp; massage thư giãn cho chúng để vết thương mau lành lặn trở lại.

Sau khi đá về, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu chú gà của mình. Đồng thời xác định mức độ tổn thương của chúng để có cách xử lý phù hợp. Bạn cũng chú ý không nên cho gà chọi ăn thóc hay ăn mồi. Thay vào đó thì bạn cho chúng ăn cơm nóng và uống nhiều nước. Thông thường, gà chọi bị mất nhiều nước và toàn thân đau nhức. Điều này dẫn đến hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả hơn. Gà dễ dẫn đến nhiều căn bệnh lạ.

Để giữ ấm cho gà và giúp gà mau chóng phục hồi sức khỏe; bạn có thể thắp điện sưởi ấm cho chúng. Thường xuyên kiểm tra xem nó có bất cứ triệu chứng gì bất thường hay không. Nếu có thì điều trị kịp thời.

Bài viết trên đây là nguyên nhân và cách chữa trị bệnh cho gà khi chúng bị khò khè. Bạn có thể tham khảo và đúc kết thêm kinh nghiệm cho mình để chăm sóc thần kê một cách tốt nhất.

Nguồn: Gachoi.net.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *