Hướng dẫn chọn mẫu chuồng gà chọi phù hợp với nhu cầu sử dụng

mất:5 phút, 4 giây để đọc.

Đối với nhiều người nuôi gà chọi thì ngoài những vấn đề quan tâm như thức ăn, nước uống, phòng chữa bệnh cho gà thì một vấn đề cũng rất quan trọng đó là chuồng gà. Đây cũng là một trong yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh trưởng của chú gà chiến này. Loài gà chọi này cần có không gian riêng trong quá trình nuôi dưỡng. Đây cũng là cách để tiện cho chủ nhân chăm sóc cho chú gà chọi này. Hiểu được điều này, chúng tôi xin giới thiệu với người đam mê gà chọi những mẫu chuồng phù hợp với không gian, diện tích cũng như nhu cầu sử dụng nhé!

Tiêu chuẩn chuồng gà chọi

Tiêu chuẩn chuồng gà chọi

Việc đầu tiên trước khi xây chuồng gà chọi chiến thì anh em phải biết được diện tích đất của mình có bao nhiêu từ đó mới lên phương án xây chuồng hợp lý được. Có 2 cách làm chuồng gà chọi chiến mà anh em hay sử dụng nhất là loại chuồng dọc và chuồng ngang. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm khác nhau nên anh em tham khảo. Đồng thời, để chọn cho mình một mẫu chuồng phù hợp nhất nhé!

Về cơ bản chuồng gà chọi chiến cần phải rộng rãi, cao ráo để gà đi qua đi lại và vỗ cánh thong thả. Như vậy gà mới không bị tù túng. Kích thước chuồng nuôi gà chọi phải từ 2-4 mét vuông và có chiều cao khoảng một mét trở lên. Tùy thuộc vào diện tích mà bạn định nuôi gà. Nền chuồng phải bằng phẳng, làm bằng đất nện cứng hoặc được láng qua bằng xi măng. Sau đó chúng ta đổ cát dày khoảng 12 – 20cm để gà đi lại cho êm chân.

Mái chuồng cần phải rốc hơi nghiêng để tránh nước đọng. Và một điều đặc biệt quan trọng nữa là anh em cần phải chọn hướng cho chuồng gà. Qua đó, để tránh gió độc và có ánh nắng xói vào thì càng tốt. Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, khi xây chuồng gà. Nên tránh đặt chuồng xây về hướng đông. Vì đây là hướng kị với gia súc, gia cầm, làm ăn, nuôi nấng sẽ không thuận lợi.

Loại chuồng dọc

Ưu điểm của mẫu chuồng này là vừa có thể làm chuồng nuôi; kết hợp làm chuồng chạy tập lực cho gà rất tốt. Nhược điểm là tốn diện tích. Vì yêu cầu kích thước lý tưởng của loại chuồng này là dài 3m, rộng 1m và cao 1m đến 1.5m.

Loại chuồng dọc

Loại chuồng ngang

Ưu điểm của mẫu này là anh em có thể xây lên 2 tầng. Để tiết kiệm diện tích mặt bằng mà vẫn đảm bảo được đúng tiêu chuẩn nuôi gà chiến. Kích thước dài 1.5m đến 2m, sâu 1m và cao 1m-1.5m. Tất nhiên nếu có nhiều diện tích anh em có thể làm kích thước lớn hơn thì càng tốt. Nhược điểm của loại chuồng này là anh em cần phải làm thêm hệ thống lồng chạy, ít nhất là 2 chuồng dọc để cho gà chạy lồng tập lực.

Mẫu chuồng kết hợp

Đây là mẫu chuồng gà chọi chiến mình thấy hợp lý nhất. Mẫu này vừa tiết kiệm diện tích lại đạt hiệu năng cao. Bên trong anh em có thể xây một dãy chuồng ngang 2 tầng. Bên ngoài là hệ thống chuồng dọc để cho gà chạy lồng tập lực. Ban ngày cho gà ra chuồng dọc để tập lực; ban đêm cho vào chuồng ngang để gà ngủ vừa ấm, lại không bị gió. Ngoài ra tùy thuộc vào kinh tế, địa hình và diện tích đất hiện có. Để anh em có thể chọn cho mình một mẫu chuồng thích hợp nhất.

Chú ý khi làm chuồng gà chọi

Chuông thông thoáng

Hệ thống “chuồng” phải có hệ thống thông gió và thông hơi tương xứng. Nhờ thế mà có thể mát mẻ về mùa hè và kín gió, ấm áp về mùa đông.

Hệ thống ánh sáng của chuồng

Yếu tố thứ ba cần nhớ đó là khả năng lấy sáng và hệ thống ánh sáng nhân tạo của khu lồng nuôi nhốt.

Vật liệu làm chuồng

Vật liệu làm chuồng

Vật liệu làm chuồng và cách thi công cũng là điều bạn cần phải nghĩ đến. Chúng phải có những yếu tố như sau: chịu được yếu tố thời tiết, cứng cáp và chất lượng phù hợp
Lưới bao quanh khu nuôi nhốt phải đảm bảo đủ cứng và an toàn (nhất là ở phần cửa chuồng và cửa sổ).  Phải thế thì trước những đợt tấn công của mọi kẻ thù khi chúng muốn tiến vào trong chuồng để tấn công đàn gà thì mới có thể chắc chắn an toàn.

Nền chuồng gà

Vũ kí sắc bén nhất với gà chọi chính là đôi chân. Chính vì thế khi nuôi gà đá cần dặc biệt chú ý đến đôi chân. Vì thế nền sàn của gà đá khi thiết kế chuông phải êm xốp. Nhờ thế gà có thể đi lại thoải mái tránh sưng cụm bàn ,…Nền thường được phủ một lớp cát mỏng từ 2-4 phân tùy vào mức độ tuổi của gà. Cát không được quá ướt không được quá khô có một độ ẩm nhất định. lỗ thông khí thoáng mát để sản có thể thoát hơi .

Nền chuồng gà

Ngoài ra việc có con mắt thẩm mỹ và một cái nhìn hoàn toàn khác về việc sẽ làm thi vị hóa việc nuôi những chú gà . Việc có những ý tưởng thiết kế độc đáo- tất nhiên vẫn dựa trên những nguyên tắc cơ bản sẽ giúp cho những chiếc chuồng trở nên thuận mắt hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm về cách chọn chuồng gà chọi đơn giản. Hy vọng chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề chuồng trại.

Nguồn: Megachoi.com

, ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *