Ốc bươu là một loại ốc phổ biến, được sử dụng tại nhiều hộ gia đình. Nó mang lại giá trị kinh tế khá tốt và giúp cho đời sống của người dân tăng cao. Loại ốc này cũng rất đa dạng về màu sắc, có ốc bươu đen, ốc bươu vàng. Trong đó ốc bươu đen là loài rất phổ biến. Nó cũng được nhiều nơi gọi là ốc nhồi. Cũng có địa phương gọi loài ốc này với cái tên là ốc lác. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen bạn nhé.
Đôi nét về ốc bươu
Ốc bươu hay ốc bưu, là tên thông thường cho các động vật thân mềm chân bụng có vỏ tròn, có kích thước trung bình, đít tròn, có vỏ màu nâu đen cho đến đen tuyền, và thường dùng làm đồ ăn.
Ốc bươu sinh sống ở nơi ẩm thấp ao hồ, ruộng nước. Ốc bươu ăn lá non, bùn non (các vi sinh vật trong bùn non). Chúng phát triển mạnh vào đầu mùa mưa, nhất là sau cơn mưa khi trời ửng nắng ốc bươu bò lên bờ ruộng rất nhiều. Ở Việt Nam, mùa khô ốc thường vùi sâu vào đồng ruộng nứt nẻ. khi mưa xuống mới mò ra và sinh sôi nảy nở trên mương ruộng.Ốc sinh sản chủ yếu vào tháng năm. Ốc bươu là một trong ba loại ốc đồng phổ biến ở Nam bộ Việt Nam.
Chú ý chọn ốc giống
Ốc bố mẹ được chọn từ ốc thương phẩm, chọn ốc khỏe mạnh, kích cỡ trung bình 25-30 con/kg, ốc có màu đặc trưng của ốc bươu đen. Tỷ lệ thả đực cái 1:1 .Mật độ nuôi thuần dưỡng có thể từ 20-30 con/m2 hoặc có thể nhiều hơn. Độ sâu mực nước nuôi từ 0,5 đến 0,8m.
Lưu ý về bể nuôi
a. Cho ốc sin sản trong ao Ao nuôi ốc sinh sản cần có lục bình cập bờ để ốc lên sinh sản.
b. Cho ốc sinh sản trong mùng lưới Trong mùng lưới tạo các bể đẻ cho ốc bằng lục bình hoặc thùng xốp. c. Cho ốc sinh sản trong bể bạc Chuẩn bị bể bạt, kích thước 3mx4mx1m, giữa bể bố trí các bụi lúc bình có kích thước 1,5m x 0,7m x 0,6m tạo điều kiện giống môi trường tự nhiên để ốc sinh sản. Trên bể làm máy che bớt ánh nắng để hạn chế tăng nhiệt độ nước trong các bể. Cấp nước vào bể với độ sâu 0,3 m, trong bể thả bèo với diện tích 2/3 bể.
Hướng dẫn thu trứng
Quan sát hoạt động sinh sản của ốc, hàng ngày thu các chùm trứng ốc đã sinh sản, rửa sạch, rồi cho vào bể ấp. Chuẩn bị 1 thùng xốp 0.5×0.3×0.3 để làm bể ấp. Cho nước tầm 10cm vào bể ấp. Dùng các khây chén để vào bể ấp và xếp trứng lên các khây chén đó. Hàng ngày xịt nước giữ ẩm cho trứng. Ngày xịt 3-4 lần, mỗi lấn cách nhau 6 tiếng. Sau 11 ngày ấp, trứng chuyển sang màu xám tro, sau 14 ngày ấp trứng bắt đầu nở. Khi sắp nở, trứng ốc có hiện tượng trương ra, vỏ ngoài vở ra, chỉ còn thấy lớp màng trong suốt nhìn thấy được ốc con bên trong.
Chuẩn bị mương
Mương được dọn sạch cỏ, tát cạn, bắt hết cá dữ và bón vôi bột 10kg/ 100 m2, 5 ngày sau cấp nước vào độ sâu khoảng 1m, sau đó bố trí vèo ương ốc con. Vèo được làm bằng lưới cước. Mắt lưới có kích thướt cỡ nhỏ để ốc con không chui ra được. Kích thước vèo: 2,5m x 4m x 1,2 m. Trong vèo thả lụt bình, bèo tai tượng khoảng ½ diện tích mặt vèo. Phía bên ngoài vèo thả lụt bình hạn chế nắng nóng.
Thả giống
Tiến hành thả giống lên lá bông súng, lá bèo… để ốc tự bò và tản ra, không đổ trược tiếp ốc xuống vèo. Hàng ngày cho ốc con ăn thức ăn là cám gạo. Khối lượng cho ăn bằng 10% khối lượng ốc thả. Ngoài ra còn cho ốc ăn thêm lá khoai mì,lá rau muống, bèo, lá đu đủ,…. thực vật thân mền. Hàng ngày quan sát hoạt động của ốc. Khi đạt được kích thước như mong muốn thì tiến hành thả nuôi.
Nguồn: Ocbuouden.com