Trong thời gian qua, nghề nuôi cá lồng trong lòng hồ chứa thủy điện và thủy lợi ở địa bàn tỉnh Gia Lai đã tạo ra một định hướng phát triển mới cho kinh tế địa phương nói chung và của từng hộ dân nói riêng. Gia Lai có hệ thống hồ thủy điện và thủy lợi rộng lớn, giúp cho người dân dễ dàng tận dụng nguồn lợi này. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể hơn về mô hình phát triển kinh tế thủy sản đầy tiềm năng này.
Người dân đầu tư nuôi cá trong hồ chứa thủy điện
Toàn tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 15.040 ha mặt nước để nuôi trồng và khai thác thủy sản. Trong đó có 90% diện tích thuộc hồ chứa thủy điện, thủy lợi. Còn lại là các ao hồ và ruộng trũng. Hiện có khoảng 400 lồng bè nuôi cá theo hướng thâm canh trong các hồ chứa thủy lợi và thủy điện. Như: thủy điện YaLy, Hà Tây, Sê San 3 và 3A (huyện Chư Păh), Vĩnh Sơn (huyện Kbang)… Tại đây, người dân và các HTX đầu tư nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao.
Điển hình là HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Đak Krong (huyện Đak Đoa). Tháng 8/2020, được Trung tâm Giống thủy sản tỉnh hỗ trợ cá giống, 50% thức ăn. Và chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để HTX nuôi cá lồng. Các thành viên HTX đóng góp trên 100 triệu đồng làm 4 lồng bè với diện tích 36 m2/lồng để nuôi cá lăng nha, diêu hồng, rô phi đơn tính. Sau 6 tháng, đàn cá phát triển tốt và chuẩn bị thu hoạch. Đặc biệt, đàn cá không bị dịch bệnh.
Mô hình cho lợi nhuận khả quan
Ông Phạm Hữu Phước, Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai, cho biết. Những năm gần đây, Trung tâm triển khai nhiều mô hình hỗ trợ người dân nuôi cá lồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2020, nhiều lồng nuôi cá rô phi và diêu hồng lợi nhuận mang lại khoảng 19 – 23 triệu đồng/lồng chỉ sau 6 tháng nuôi. Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương hướng dẫn người dân. Các HTX đầu tư phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng thâm canh tại các hồ chứa lớn. Để tăng năng suất và sản lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Việc phát triển mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện đã giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động. Giúp họ tăng thu nhập, giảm tỷ lệ đói nghèo. Với những loại cá đã cho thu hoạch như: cá lăng, trắm, chép, rô phi trừ các khoản chi phí cho thu nhập trung bình 100 triệu đồng/hộ/năm.
Lưu ý khi chọn khu vực thả lồng trong hồ chứa thủy điện
- Chọn khu vực hạ lưu hồ chứa, xa bến tập kết gỗ, nứa, đập tràn.
- Chọn nơi thông thoáng, khuất gió. Nước sâu hơn 4m tại thời điểm mực nước hồ xuống thấp nhất, lưu thông nước tốt, lưu tốc dòng chảy 0,2 – 0,3m/giây. Không nên nuôi ở các điểm cuối eo ngách.
- Vị trí đặt lồng cách bờ ít nhất 15 – 20m.
- Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 6,5 – 8,5; oxy hoà tan > 5 mg/lít; NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít, nhiệt độ nước từ 20 – 330C.
- Ở hồ chứa mỗi cụm bố trí từ 10 – 15 lồng, các cụm lồng cách nhau từ 200 – 300m, đặt so le nhau. Tại hồ chứa tổng diện tích lồng, bè không quá 0,2% diện tích khu vực đặt lồng. Cụ thể là 1ha mặt thoáng hồ chứa chỉ được nuôi 1 cụm lồng 20m2. Nuôi nhiều hơn sẽ bị ô nhiễm không tốt.
- Vị trí đặt lồng phải thuận lợi về giao thông để tiện trong việc cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lý, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.
- Các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện mà nguồn nước không dùng cho mục đích sinh hoạt, hồ có diện tích mặt nước dâng bình thường từ trên 50ha trở lên.
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn