Cách chọn gà mái chọi làm giống không hề khó như các bạn nghĩ. Tuy nhiên người nuôi gà chọi vẫn phải lựa chọn thật kỹ càng và căn cứ vào các chi tiết như ngoại hình bên ngoài, giống của gà nòi. Đây là một trong những bước quan trọng nhất nhằm nuôi chiến kê gà chọi xuất sắc trong tương lai bằng cách lai tạo những đặc điểm tốt của cả gà cha và gà mẹ. Trong đó chú gà mẹ lại chiếm vị trí quan trọng hơn cả; bởi có một câu nói khá hài đó là “chó giống cha, gà giống mẹ”. Bài viết này của Lao động ngày mới sẽ hướng dẫn bạn cách chọn gà mái chọi làm giống chuẩn nhất từ kinh nghiệm của các người trong nghề nuôi gà chọi lâu đời.
Cách chọn gà chọi mái làm giống
Gà con được thừa hưởng đến 70% đặc tính của gà mẹ, và 30% là của gà bố. Nên việc chọn gà mái chọi làm giống phải thật kĩ lưỡng. Cách chọn gà mái chọi tốt thông qua yếu tố ngoại hình khá cần thiết để có thể tìm ra được một con gà mái tốt giống.
Cách chọn gà mái chọi hay qua phần đầu
Các sư kê thường rất chú ý về ngoại hình của gà mái chọi từ hình dáng đầu, mào, mắt, mỏ,… vì đây là một yếu tố quan trọng trong cách chọn gà mái chọi để đúc để xác định đâu là một con gà mái chọi tốt. Dưới đây làm một vài điểm cần chú ý khi chọn gà mái.
- Phần đầu của gà mái: Khi coi hình dáng gà mái chọi, cần chọn những con gà có phần đầu thon dài về phía thân; tốt nhất theo tỷ lệ 1:1 giữa đầu và cổ. Khuôn mặt của gà mái cần toát lên sự dữ dằn, lanh lẹ.
- Phần mào gà mái: Nên chọn những con gà mái có kiểu mồng dâu nhỏ, màu đỏ tươi. Đặc biệt mào gà phải dựng thẳng không bị nghiêng ngả sang hai bên.
- Cách chọn gà mái chọi chuẩn qua mắt: Mắt của những con gà chọi tốt thường rất sáng và tinh anh; đôi mắt đảo liên tục. Mắt có con ngươi nhỏ, màu mắt trắng dã được đánh giá cao nhất.
- Cách chọn gà chọi mái hay qua dáng mỏ: Mỏ có độ chắc chắn, cứng cáp và cân bằng với đầu gà; khi bạnh miệng gà thấy có độ rộng.
Ngoài ra nên chọn gà mái có cánh mũi to, hở, đây được xem là con gà mái dáng chuẩn dùng để đúc.
Cách chọn gà mái chọi làm giống qua phần cổ
Kinh nghiệm chọn gà mái chọi theo các sư kê chia sẻ đó là: ôm gà mái một cách thoải mái nhất, dùng tay còn lại vuốt vào cổ gà ngược từ dưới lên trên. Nếu thấy cổ gà liền mạch xương, cổ đặc thì đây là gà tốt.
Những con gà chọi mái có xương liền mạch với nhau sẽ tạo nên độ chắc chắn. Đặc biệt những gà mái có lông phủ từ phần đầu cho đến tới hết phần cổ đó được gọi là “liên mã đề” được đánh giá rất tốt.
Thân hình chuẩn của một chọn gà chọi mái làm giống
Sau khi đã xét xong các yếu tố về phần đầu và cổ của gà; điều tiếp theo cần phải xét đến đó là hình dạng thân gà mái. Những đặc điểm cần chú ý:
- Ức gà: phần ức ưỡn về trước, lườn không nghiêng lệch về bên nào cả.
- Vai của gà: Hệ thống xương liền mạch, chắc chắn, vai nở và to.
- Thân hình gà: gà mái sở hữu thân hình bắp chuối (to phần đầu vai và thuôn nỏ về phía sau) là chuẩn nhất.
- Cánh gà: chú ý đến phần lông cánh của gà mái, lông cánh cần phải to và dày. Đồng thời cánh phải ốp chặt vào thân gà bao phủ gần hết phao câu và lưng.
- Phao câu gà: to và nhiều lông, che phủ hết phần “đuýt” của gà.
- Xương ghim (2 miếng xương nhỏ nhô ra hai bên của hậu môn): nên chọn gà có ghim khít thay vì gà có ghim hở. Theo nhiều sư kê nhận định ghim hở dễ đá hụt đòn. Ngoài ra nên chọn con gà có ghim cứng và không bị lệch.
- Chân gà: đầu tiên khi xem xét chân gà đó là phần vảy. Những con gà có vảy đẹp, độc chính là điều kiện tiên quyết khi các sư kê xem tướng gà mái chọi. Nếu anh em chưa nắm rõ cách xem vảy có thể tham khảo cách coi chân gà đá.
- Tư thế đi đứng: cần chọn tư thế đi dứng cho phù hợp; thông thường những con gà có dáng giọt mưa sẽ được đánh giá là đá hay hơn gà có dáng đòn cân.
Cách chọn gà mái chọi làm giống theo dòng
Nhiều sư kê chia sẻ rằng, nếu đã có được con gà trống có giống tốt; khi đúc lứa đầu tiên thì không nên giữ lại gà mái trong lứa này để gây giống. Gà mái trong lứa đầu này vẫn còn mang gen của gà cồ cho nên lứa con do gà mái này đẻ ra sẽ mang tính hên xui.
Nên để đến gà trống được chọn giống có lứa con thứ 2 thì mới dùng gà mái trong lứa này để tiếp tục gây giống. Ngoài ra nên tránh tình trạng để gà giao phối cận huyết; những con gà sinh ra tỷ lệ dị tật sẽ rất cao.
Gà mái rặc sẽ có nhiều ưu điểm hơn gà mái lai tạo; do gà con sẽ được nhận gen tốt từ mẹ (chiếm đến 70%). Cho nên nếu chọn gà mái lai sẽ làm mất đi nguồn gen quý.
Cách chọn gà mái chọi làm giống theo kỹ năng
Kỹ năng ra đòn của gà mái cũng là một trong những yếu tố để các sư kê quyết định lựa chọn để làm giống. Thông thường, gà mái được chọn giống sẽ có những yếu tố sau:
- Gà phải khỏe mạnh, ít bệnh.
- Bản tính hung hăng, lỳ đòn.
- Đôi mắt của gà mái phải tinh anh, sắc lẹm, ánh mắt hung ác khi gặp đối thủ.
- Với những con gà mái đã đẻ ra nhiều lứa gà chọi con khỏe mạnh; thì đây chính xác là lựa chọn tối ưu để làm giống.
Đối với gà mái chọi, người chủ kê ít khi cho chúng giao đấu để biết được đòn lối; mảng miếng. Tuy nhiên với bản tính hung hăng của một con gà chọi thì việc gà mái đá nhau cũng có thể xảy ra. Lúc này nếu quan sát được thì đây cũng là một yếu tố giúp cho chủ kê chọn lựa gà mái có đòn hay, đẹp.
Chú ý cách chọn gà mái chọi làm giống tốt
Để lựa chọn gà mái là việc hết sức khó khăn và nó đòi hỏi tính kiên trì; khi có được con gà trống như ưng ý thì đúc thúc mái lứa đầu. Các bạn không nên chọn ngay mái để lại mà bạn cần phải lựa chọn lứa thứ 2 trở đi: kinh nghiệm cho thấy nếu lấy ngay từ lứa dầu thì con gà mái vẩn còn gen con gà cồ trước nên chọn gà mái ngay sẽ mang nhiều rủi ro; nên đã có cách thức chọn gà mái chọi chia sẻ cùng mọi người.
Mặc dù 70% gen gà con từ mẹ tuy nhiên cũng cần phải có con trống giống tốt. Gà trống và mái nên tương xứng với nhau. Khi nuôi gà mái chọi nên nuôi thả rông đừng nhốt suốt trong chuồng. Khi nuôi thức ăn của gà mái nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và các loại vitamin để tăng sức khỏe cho gà. Không nên cho gà mái đá nhau nhiều để giảm thiểu sự tổn thương cho gà, đặc biệt là buồng trứng.
Chăm sóc gà mái chọi làm giống
Chọn được gà tốt ở cách thức chọn gà mái chọi rồi nhưng nếu nuôi không đúng cách; huấn luyện không bài bản thì cũng chẳng thể nên gà.
Chế độ ăn của gà phải được tuân thủ: một ngày chỉ cho ăn 2 diều lúa, trưa cho ăn xen kẽ rau xanh; vài ngày mới cho ăn một ít mồi tươi. Nuôi kỹ quá gà sẽ bị “nục”. Muốn gà dày da, có sức chịu đựng tốt phải dùng nghệ tươi, lá ngũ trảo; một ít phèn chua, tất cả giã nát ngâm rượu để xoa cho gà mỗi ngày và cho gà phơi nắng sáng thường xuyên. Cứ như thế, theo đúng phép xưa thì gà một năm tuổi mới cho tham chiến. Trong quá trình chăm sóc, gà và chủ gắn liền với nhau; tạo thành một mối tương quan tình cảm gần gũi. Thế cho nên, gà cũng bị ảnh hưởng bởi tính cách người chủ.
Để có bầy gà con chọi chất lượng thì cách chọn gà chọi mái rất quan trọng để tạo ra thế hệ kế thừa tốt nhất. Các sư kê rất coi trọng công tác lựa chọn gà mái chọi. Bài viết này đã giới thiệu một vài cách để tuyển được những em gà mái tốt nhất để đúc.
Nguồn: gachoiviet.com