Chuồng gà có thể làm bằng sắt, lưới B40 hay là bê tông. Thậm chí chỉ với một vài mảnh gỗ và cành cây, chúng ta có thể làm nơi trú ẩn cho đàn gà của mình. Đôi khi, chủ nhân sẽ tự tay phá bỏ đường đi, tự thiết kế và xây dựng nên chuồng gà. Bất kể vật liệu xây dựng nào cũng phải đảm bảo các yêu cầu chung cần thiết. Tre là vật liệu gần gũi với con người, dễ kiếm, rẻ tiền. Ưu nhược điểm của phương pháp xây dựng chuồng gà bằng tre là gì? Dùng tre để làm chuồng gà là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp một số kinh nghiệm mong rằng sẽ hữu ích với bạn đọc.
Ưu và nhược điểm khi làm chuồng gà bằng tre
Ưu điểm
Tre là một vật liệu tự nhiên, dễ tìm kiếm và giá cũng rất rẻ. Phương pháp làm chuồng gà bằng tre không quá khó. Nó không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật và trình độ chuyên môn của người thực hiện. Bên cạnh đó, chuồng tre cũng đảm bảo sự thoáng mát. Như vậy giúp cho gà có được môi trường sống thoải mái, kích thích sự phát triển tốt hơn.
Nhược điểm
Là vật liệu tự nhiên nên tre có độ bền không cao. Thậm chí tre đã được ngâm thì tuổi thọ của nó cũng không thể bằng chuồng gà bê tông, gạch, lưới b40,… Ngoài ra, nếu không vệ sinh chuồng nuôi gà bằng tre thường xuyên thì chuồng rất dễ bị ẩm mốc và nhanh hư hỏng.
Hướng dẫn cách làm chuồng gà bằng tre
Nguyên liệu làm chuồng
Để làm chuồng gà bằng tre thì nguyên liệu chính không thể thiếu đó là tre. Theo đó, bạn nên chọn loại tre hay nứa là cây đực, thẳng, lóng nhỏ, vững chắc để đảm bảo làm khung đỡ và cột. Bạn cũng có thể kết hợp cùng tấm lưới sắt để làm vách chuồng gà thay cho tre. Song, nếu sử dụng tre hoàn toàn thì bạn hãy bỏ qua nguyên liệu này. Ngoài tre bạn cũng cần chuẩn bị một số vật dụng khác như dây thép, đinh với kích thước khác nhau. Bên cạnh đó các dụng cụ như cưa, búa, đục,… cũng hỗ trợ việc làm chuồng được diễn ra dễ dàng hơn.
Cách làm chuồng gà bằng tre
Bước 1: Đối với nền chuồng gà cần xây cao hơn mặt đất 10 đến 15cm. Đó là cách giúp gà có khoảng không gian nhảy lên nhảy xuống; đảm bảo tường vận động, giúp chất lượng thịt gà cao hơn. Ngoài ra, việc xây nền cao cũng là một cách để giúp bà con làm vệ sinh chuồng trại thuận tiện hơn.
Bước 2: Nếu cần bạn có thể làm chuồng theo dạng nhiều tầng, nhiều ngăn bằng sàn tre. Song, một điều cần lưu ý đó là sàn tre nên đảm bảo sự linh hoạt. Có thể buộc bằng dây thép, không nên đóng đinh cố định.
Bước 3: Đối với những cây tre được dùng để làm cột cần phải được tính toán trước để cắt thành từng đoạn cho đúng. Dựa vào thiết kế ban đầu để cố định các đoạn tre cùng nhau bằng đinh. Nếu biết cách làm mộng bạn có thể áp dụng để tiết kiệm chi phí.
Bước 4: Vách chuồng nuôi gà có thể dùng tấm phên tre. Cách làm tấm phên tre cũng không quá phức tạp. Bà con có thể chọn cây tre bánh tẻ rồi chẻ ra thành những mảnh mỏng, đan lát thành từng tấm phên.
Bước 5: Nếu không muốn đan lát tốn thời gian thì bà con hãy chọn giải pháp làm vách bằng cách đóng các mảnh tre đã chẻ đôi thành các đường song song.
Lưu ý khi làm chuồng gà bằng tre
– Chuồng tre làm đơn giản nhưng yêu cầu về độ chắc chắn khá khó. Vì vậy trong quá trình thực hiện bạn cần liên tục kiểm tra các mối nối. Chuồng nuôi cần đảm bảo sự chắc chắn, không xảy ra tình trạng lỏng lẻo.
– Những vật tư như máy ép cám viên trục ngang để chế biến thức ăn cho gà, máng ăn, máng uống, đèn sưởi. Tất cả cũng phải được trang bị đầy đủ trong quá trình làm chuồng gà.
– Do vật liệu bằng tre không thể đảm bảo ngăn cản ánh nắng hay gió lùa nên bà con phải căng những tấm bạt; có mái che xung quanh và ở trên để giúp gà không bị nóng, bị cảm. Nếu có diện tích chuồng gà thoải mái và để tiết kiệm thì có thể trồng những loại dây leo để làm mát chuồng gà. Ở nông thôn, nhiều bà con đã trồng xen kẽ sắn dây bên cạnh chuồng gà vừa làm bóng mát vừa thu hoạch củ rất hợp lý.
Áp dụng cách làm chuồng gà bằng tre đơn giản trên đây giúp bà con có thể yên tâm khi nuôi gà. Nhưng điều bạn cần suy tính đó là chăn nuôi số lượng lớn hay nhiều, thời gian nuôi lâu hay nhanh để lựa chọn kiểu chuồng gà cho phù hợp.
Nguồn: Egiadinh.net