Vịt Kỳ Lừa là một loại vịt nhà, có nguồn gốc ở huyện Kỳ Lừa, tỉnh Lạng Sơn. Được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền núi Bắc Trung Bộ và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nơi có khí hậu lạnh. Đây là một giống vật nuôi quý ở Việt Nam và thuộc khu bảo tồn nguồn gen quý. Chúng là những con vịt chuyên cho cả thịt và trứng. Hiện nay, loài vịt này không phổ biến rộng rãi và số lượng không lớn. Để chăm sóc, nuôi vịt kỳ lừa đạt năng suất và hiệu quả cao, mời các bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm vịt kỳ lừa
Vịt Kỳ Lừa có thân hình không dài, ngực sâu, bụng sâu vừa phải.Dáng đi của vịt lúc lắc sang 2 bên, thân hơi dốc so với mặt đất.
Vịt có đầu hơi to, mỏ xám hoặc vàng, con trống có màu xanh nhạt hoặc xám đen, mắt sáng nhanh nhẹn. Cổ ngắn, thân mình hơi rộng; ngực khá sâu và nhô ra, bụng sâu. Đùi to, ngắn, bàn chân có màu xám hoặc vàng, một số con chân có đốm đen, nâu.
Vịt có màu lông không đồng nhất, và không thuần nhất ở con mái mỏ màu xám hoặc vàng, còn con trống có mỏ màu xanh nhạt và cổ có màu lông xanh biếc, vịt mái có lông bụng màu trắng, cổ vịt trống có lông màu xanh biếc. Đa số có màu nâu sẫm hoặc xám nhạt, có một số con đen tuyền hoặc trắng xỉn, loang trắng đen hoặc trắng nâu. Khối lượng vịt trưởng thành một năm tuổi con mái 2,2 – 2,5 kg, con trống 2,8 – 3,0 kg. Thịt vịt ngon, thơm, hơi dai, giàu axit glutamic.
Chọn vịt Kỳ Lừa giống
+ Trứng vịt sẽ nở sau 28 ngày được ấp.
+ Vịt con có nguồn gốc rõ ràng , đàn bố mẹ sạch bệnh.
+ Màu lông vàng bông đặc trưng.
+ Nhanh nhẹn , mỏ khép kín , chân bóng , đứng vững và đi lại bình thường , bụng thon , rốn kín.
* Nuôi vịt từ 1 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi:
Cách chăm sóc
+ Vịt con từ lúc mới nở đến 1 tháng tuổi là thời gian “gột vịt”, giai đoạn này kéo dài hay ngắn tùy theo giống vịt , mùa vụ , điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc.
+ Vịt mới nở mua về thường cho nhịn đói , sau 4 giờ mới cho ăn. Nếu vịt chưa khô lông có thể cho nhịn lâu hơn , bởi vì sau khi nở trong bụng vịt con còn chứa một khối lượng lòng đỏ có tác dụng tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng.Không nên cho vịt ăn ngay thì khối lượng lòng đỏ không tiêu được dễ làm cho vịt chết trong tuần đầu.
+ Phải chia lô đàn vịt từ 100-250 con/1ô. Ô được quây bằng phên tre , không nên nhốt vịt quá đông. Chúng dễ chen chúc xô đẩy đè lên nhau ảnh hưởng đến sức sinh trưởng , vịt sẽ còi cọc và chết. Chỗ nuôi vịt cần phải đảm bảo đủ ấm , đủ ánh sáng , không ẩm ướt và mật độ nuôi phù hợp.
Ánh sáng rất quan trọng
Nhiệt độ trong chuồng nuôi ( trong quây ) là 25 – 30oC , còn vịt từ 10-25 ngày tuổi; cần nhiệt độ là 20 – 25oC , ẩm độ trung bình là 65%. Nếu ẩm độ quá cao ( chuồng nuôi tối tăm , ẩm thấp ) sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển , nhất là các bệnh đường hô hấp như viêm xoang mũi , cúm…
– Ánh sáng rất quan trọng, nếu chuồng nuôi thiếu ánh sáng vịt có khả năng bị liệt. Nhưng nếu để ánh sáng chiếu trực tiếp nơi nhốt vịt thì vịt dễ cảm nắng, tụ xám và xuất huyết não chết hàng loạt.
– Mật độ vịt con nuôi ở các quây :
+ Từ 1-10 ngày nên nhốt từ 15-20con/m2.
+ T ừ 11-20 ngày nên nhốt từ 12-14con/1m2.
+ Từ 21-30 ngày nên nhốt từ 10 con/1m2.
– Ở dưới nền chuồng nuôi cần lót rơm sạch , 2 ngày thay một lần cho khỏi ẩm vì nếu nền chuồng ẩm ướt thì nấm mốc dễ phát triển.
Thức ăn và nuôi dưỡng vịt
Vịt con từ 1 – 3 ngày tuổi
+ Thường dùng gạo lức nấu chín thành cơm hay ngô mảnh nấu chín. Để nguội rồi đổ ra máng ăn. Cứ 3 – 4kg gạo/100 con vịt/1 ngày nấu chín chia làm 4 – 5 bữa ( trong đó có 1 bữa vào 10 giờ đêm để kích thích cho vịt ăn được nhiều ). Khi vịt ăn xong phải cho vịt uống nước sạch hoặc pha lá hành ( lá hành pha vào nước với tỷ lệ 1kg lá băm nhuyễn cho vào 50 – 60 lít nước hoặc dùng lá hành nấu luôn với gạo ).
* Chú ý: Trong giai đoạn vịt từ 1 – 3 ngày tuổi không nên cho chúng ăn thêm thức ăn đạm ( con ruốc , cá , tôm , tép khô ). Để tránh tình trạng thức ăn không được tiêu hóa hết. Điều này khiến vịt ngộ đọc thức ăn rồi chết. Vịt còn nhỏ không nên cho vịt xuống nước nhiều để chúng ít bị nhiễm trùng rốn.
Vịt con từ 4 – 10 ngày tuổi
+ Tập cho vịt ăn thêm rau xanh , rong , rêu trộn lẫn với cơm. Ngoài ra cho vịt ăn thêm mồi ( con ruốc , tôm , tép , khô cá cơm ) , tập cho ăn mồi từ ít tới nhiều , không nên cho vịt ăn quá nhiều một lúc vì chúng dễ bị bội thực chết.
+ Đồng thời phải tập cho vịt xuống nước tắm , những ngày đầu chỉ cho vịt xuống nước từ 5 – 10 phút , sau tăng dần lên 30 phút và ngày thứ 10 trở đi cho vịt xuống nước tự do.
Vịt con từ 11 – 16 ngày tuổi
+ Cho vịt ăn thức ăn bằng gạo lức hay ngô xay không cần nấu chín mà chỉ cần ngâm vào nước cho chương mềm.Cho đến khi vịt được trên 15 ngày tuổi thì bắt đầu cho chúng ăn lúa nấu chín , có thêm cám và rau xanh thì càng tốt. Hàng ngày chỉ cho vịt ăn 2 bữa và kết hợp với chăn thả ngoài đồng để vịt kiếm thêm thức ăn. Trong giai đoạn này phải bổ sung chất đạm như tôm , cua , cá khô băm nhỏ… vào thức ăn cho vịt
Vịt con từ 17 ngày tuổi trở đi
+ Thời gian này vẫn cho vịt ăn lúa nấu chín kết hợp với lúa không nấu. Đến ngày thứ 20 trở đi không cần phải nấu lúa nữa mà cho vịt ăn lúa thường
Nuôi vịt từ 30 – 80 ngày tuổi
– Sau 30 ngày tuổi , vịt đã ăn được lúa và tự kiếm được mồi. Thả vịt ra ngoài đồng, bình quân cứ 10 hecta ruộng lúa vừa gặt có thể nuôi từ 2000 – 3000 vịt thịt.
– Trong quá trình chạy đồng và nhốt vịt , cần chú ý tránh mưa , gió lùa cho vịt. Về ban đêm, nếu thấy vịt ngủ yên là vịt no và khỏe mạnh. Khi thời tiết thay đổi. Khi vịt bị đói thì chúng thường kêu và cả đàn xôn xao; buổi trưa khi nghỉ vịt thường nằm lim dim mắt.
– Nếu thấy vịt ủ rũ , chậm chạp hoặc kêu nhiều là vịt bị mệt , khát nước hay bị quá nóng. Cần tránh xua đuổi và bắt vịt nhiều làm chúng đè lên nhau gây dập ống lông non dẫn đến còi cọc.
– Khi chăn thả vịt ngoài đồng , mỗi đàn chỉ nên nhốt trung bình từ 500 – 3000 con ( không nên nhốt quá đông vì như vậy sẽ khó quản lý và thiếu thức ăn , vịt không no , chậm lớn ).
– Nuôi vịt ở vùng ven biển phải tập cho vịt quen dần với nước mặn. Những ngày đầu tập cho chúng xuống nước mặn từ 20 – 30 phút sau tăng dần. Trước khi cho vịt xuống nước mặn phải cho chúng tắm và uống nước ngọt. Khi đưa chúng về cũng phải cho tắm và uống nước ngọt để vịt không bị trúng độc nước mặn. Trong nước mặn và thức ăn mặn có muối dễ gây ngộ độc cho vịt.
– Vịt từ 35 – 40 ngày tuổi , lông nhú ra đều nhau gọi là “răng lược” sau đó mọc dài hơn.
Từ 70 – 90 ngày tuổi
Vịt mọc đủ lông gọi là vịt “chéo cánh” lúc đó vịt đúng tuổi giết thịt , vịt đã mập và chậm lớn.
Trong mùa mưa ( từ tháng 4 – tháng 10 ) vịt thường được thả trong ruộng lúa để ăn sâu bọ. Đồng thời, bọ gậy các loại sâu hại khác, vừa giúp cây trồng phát triển tốt và vừa phát triển được chăn nuôi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải cho chúng ăn thêm thóc lúa hoặc thức ăn công nghiệp. Để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho vịt.
Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho vịt
Nguồn: Traigiongthuha.com