Một số loại bệnh trên cá chẽm và cách phòng trị

mất:5 phút, 30 giây để đọc.

Cá chẽm là một loại cá biển rất phổ biến ở các nước Châu Âu. Ở một số nước (Úc, Thái Lan, …), nghề nuôi cá chẽm thâm canh đã phát triển từ lâu, nhưng ở Việt Nam mới phát triển được khoảng 5 năm trở lại đây. Bây giờ Việt Nam có điều kiện để phát triển nghề nuôi cá chẽm thâm canh. Đã hoàn thiện quy trình sản xuất hạt nhân tạo, có thể cung cấp ra thị trường số lượng lớn hạt giống chất lượng cao.

Trong quá trình sản xuất giống, chủ cơ sở sản xuất giống đã thuần dưỡng cá chẽm giống để ăn thức ăn trôi nổi. Nhiều công ty thức ăn chăn nuôi đã nghiên cứu và sản xuất thức ăn viên nổi cho cá chẽm. Hệ thống ao nuôi cá rô đồng cũng tương tự như hệ thống ao nuôi tôm, do đó có thể sử dụng các ao nuôi tôm lâu năm kém hiệu quả hoặc xen canh giữa các vụ tôm và cá để giảm rủi ro cho tôm và cá. Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng: cá philet xuất khẩu sang châu Âu, và toàn bộ cá được xuất khẩu trực tiếp sang Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan,… Nhưng vì nuôi thâm canh với mật độ cao, năng suất lớn có thể đạt 40 tấn/ha, nên cá thường xuyên mắc bệnh. bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số bệnh thường gặp và cách phòng trị chúng.

Thông tin cơ bản về cá chẽm

Xuất sứ

Cá chẽm hay cá vược (danh pháp hai phần: Lates calcarifer) là một loài cá sống cả trong nước mặn lẫn nước ngọt, thuộc về phân họ Cá chẽm (Latinae) của họ Centropomidae. Khu vực sinh sống bản địa của nó là vùng bắc và đông Australia tới eo biển Torres và New Guinea nhưng hiện nay đã được nuôi tại nhiều nơi trên thế giới như Australia, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Hà Lan.

Đặc điểm hình thái

Cá chẽm có thân hình thoi, dẹt bên

Thân hình thoi, dẹt bên. Chiều dài thân bằng 2,7 -3,6 lần chiều cao, có thể tới 1,8 m nhưng thông thường chỉ 19–25 cm. Đầu to, mõm nhọn, chiều dài hàm trên kéo dài đến ngang giữa mắt. Hai vây lưng liền nhau, giữa lõm. Vây đuôi tròn lồi. Thân màu xám, bụng trắng bạc.

Cá chẽm còn gọi là cá vược. Chúng thường sống trong các hang đá hoặc vùng đáy có cỏ biển. Chúng cũng thích nghi với đáy rạn san hô. Loài cá này cũng có phân bố ở vùng nước lợ. Chúng thuộc loài cá dữ điển hình ở cửa sông, chúng có số lượng đông trong các kênh rạch, đầm phá và nhất là trong các đầm nuôi tôm.

Hình thức nuôi tại Việt Nam

  • Vùng phân bố: Vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và Nam Bộ.
  • Nguồn nguyên liệu: khai thác, nuôi (số lượng ít ở miền Nam).
  • Mùa vụ khai thác: quanh năm.
  • Ngư cụ khai thác: lưới kéo, câu.
  • Kích thước khai thác: 350 -600mm.
  • Hình thức nuôi: Nuôi cá trong các ao đất và lồng lưới.
  • Dạng sản phẩm: ăn tươi, chế biến phi lê và các sản phẩm phối chế khác.

Bệnh do ký sinh trùng

Sán lá mang: Sán lá mang ký sinh trên mang cá. Sán lá mang luôn hiện diện trong ao nuôi, nếu xem trên kính hiển vi thấy trên một cung mang có 1 đến 2 sán lá mang là bình thường, khi xuất hiện 9-10 và trên nữa thì phải cần xử lý. Phương pháp trị bệnh: BKC, Praziquantel

Rận cá: Rận cá dưới kính hiễn vi. Ký sinh trên mang cá, làm cá hô hấp khó khăn và chết rải rác, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Phương pháp trị bệnh: CuSO4 hoặc BKC, FIBA (tinh dầu trăm bầu), Praziquantel

Đỉa bám trong thành miệng cá chẽm

Trùng mỏ neo: Trùng mỏ neo ký sinh trên mang cá. Trung mỏ neo chụp dưới kính hiễn vi. Ký sinh trên mang cá (nhìn được bằng mắt thường), cá hô hấp khó khăn nên tập trung nhiều ở cống cấp và quạt nước. Gây chết cá 20-30 con một ngày. Phương pháp điều trị: FIBA (tinh dầu trăm bầu), Praziquantel

Trùng bánh xe và trùng quả dưa: Trùng quả dưa chụp dưới kính hiễn vi. Ký sinh trên thân cá, cạo một lớp nhớt trên cá xem dưới kính hiển vi là thấy. Bệnh này ít gây nguy hiểm tới cá nhưng làm cá ngứa nên tập trung nhiều ở quạt và tạo đều kiện cho vi vuẩn tấn công. Phương pháp trị bệnh: BKC, CuSO4,…

Đĩa cá: Đỉa cá ký sinh trong miệng cá chẽm.. Gây chết cá nhiều và thường có bệnh do vi khuẩn đi kèm do đĩa cá gây ra vết thương rất lớn. Đĩa cá kí sinh trên khắp cơ thể cá: mang, miệng, thân, vây,… Phương pháp điều trị: Formaldehide, Praziquantel.

Bệnh do vi khuẩn

Bệnh do steptococcus sp: Biểu hiện bên ngoài cá chẽm bệnh Streptococus sp. Đây là bệnh rất nguy hiểm với cá chẽm, gây chết từ 60 – 100% đàn cá. Cá bệnh thường bỏ ăn nên khó đưa kháng sinh vào cơ thể. Có thể phòng bệnh bằng cách cho cá ăn kháng sinh phòng bệnh định kỳ 1 tháng/lần, Oxytetra 5g/kg thức ăn. Cá bệnh có biểu hiện bên ngoài: xuất huyết đối xứng 2 bên vây lưng, tuột vảy. Biểu hiện bên trong: lách, gan xưng, bóng hơi, ruột xuất huyết.

Biểu hiện cá chẽm bênh xuất huyết

Bệnh suy giảm chức năng gan: Gan cá chẽm bị suy giảm chức năng. Bệnh này thường chỉ gây thiệt hại từ 5 – 10%. Cá bệnh chết mỗi ngày khoảng 100 – 200 con. Cá bệnh không có dấu hiệu gì đặc biệt bên ngoài. Bên trong nội tạng: gan trắng và xuất hiện một vài đốm trắng, thành ruột xuất huyết. Phương pháp trị bệnh: sát khuẩn, Flophenicol,…

Bệnh xuất huyết: Biểu hiện cá chẽm bênh xuất huyết. Bệnh này thường không nguy hiểm nhiều đến cá nuôi nhưng làm cho cá giảm ăn hoặc bỏ ăn, nếu kéo dài thì cá chậm lớn và tăng FCR. Bệnh thường xuất hiện khi môi trường nước ao dơ, tạo điều kiện cho cá loài vi khuẩn gây bệnh như: Aeromonas sp, Pseudomonas sp. Cá bệnh thường chết rải rác từ 3-7 con mỗi ngày. Cá chết có dấu hiệu xuất huyết ở gốc vây, xương nấp mang,…

Nguồn: 2lua.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *