Chim bồ câu là một loại thức ăn bổ dưỡng, đặc biệt là đối với chim non. Theo các bác sĩ Đông y, thịt chim bồ câu có vị mặn, tính bình, chứa 22,14% hàm lượng lớn protein, lipit, canxi, photpho, sắt, nhiều vitamin và các loại muối khác, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ sung. … Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể con người, đặc biệt thích hợp cho mẹ bầu và em bé đang ăn dặm.
Ngoài ra, thịt chim bồ câu dễ tiêu hóa hơn các loại thịt khác. Rất tốt cho sức khỏe và dễ sử dụng. Ngoài công dụng trên chim bồ câu từ lâu đã được liệt kê vào danh sách những vị thuốc chữa bệnh được nhiều bệnh trong y học cổ truyền. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn cách làm thịt chim bồ câu để bổ sung một phần nhỏ dinh dưỡng cho con người, đây là thành quả của sự kết hợp giữa cháo chim bồ câu và đậu xanh. Hãy cùng chúng tôi học cách nấu món cháo chim bồ câu này nhé.
Thịt bồ câu có tác dụng gì?
Thịt bồ câu ngoài chất béo còn chứa rất nhiều Protein, Vitamin (A, B1, B2…), các chất khoáng cho cơ thể (Lipit, Canxi, Photpho, sắt…) và hàm lượng cholesterol khá thấp. Chính vì thế, thịt chim bồ câu có rất nhiều tác dụng với cơ thể như: Thanh nhiệt giải độc, cải thiện cơ bắp, tốt cho não và hệ thần kinh, giảm huyết áp, nâng cao trí nhớ, điều chỉnh lượng đường trong máu, chăm sóc da, duy trì và kéo dài tuổi thọ…
Chính vì vậy, mỗi tuần 1 lần bạn nên nấu món cháo bổ dưỡng này cho bà bầu hoặc bé nhà mình thưởng thức hoặc dùng để bồi bổ những người vừa khỏi ốm cũng khá phù hợp. Bạn nên lưu ý các bước chế biến mà chúng tôi hướng dẫn sau đây để tránh cho món cháo vẫn còn mùi tanh sau khi nấu.
Hướng dẫn nấu cháo bồ câu ngon đơn giản tại nhà
Những nguyên liệu cần thiết để nấu cháo Bồ câu
Nguyên liệu: cho 4-5 người ăn
a) Về bồ câu và cách khử mùi tanh:
– 2 con chim bồ câu ra ràng (chim bồ câu non mới nở từ 10 đến 15 ngày tuổi). Người xưa có câu ”Nhất chim ra ràng, nhì nàng bỏ guốc”. Đây là lúc chim câu vừa vào độ ngon, chừng 15 ngày tuổi, rất háu ăn nên thịt mềm, dày, ngọt và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Cách chọn: Da màu hồng, thịt ở cánh dày, ức mềm.
– Nước nóng, tầm 60-70 độ
– Bếp (hoặc rơm là tốt nhất) để thui chim
– Một nhánh gừng nhỏ, đập dập, băm nhuyễn trộn với rượu trắng, lọc lấy nước cốt
b) Về phần gạo nấu cháo:
– 1,5 chén gạo tẻ
– 1/4 chén đậu xanh. Tùy theo khẩu vị của gia đình, có thể thêm hạt sen, bí đỏ, nấm hương…
c) Về phần nước dùng: Nếu muốn có tô cháo chất lượng, ngon ngọt thì nên đầu tư thêm nước dùng. Có hai cách:
– Cách 1: Dùng 1 trái nước dừa xiêm
– Cách 2: Hầm nước từ xương gà, dù hơi lâu nhưng lại cho ra nước hầm tinh túy, ngọt thơm. Tùy theo thời gian, điều kiện, lựa chọn nước hầm phù hợp.
+ 1 bộ xương gà khoảng 1kg, chú ý chọn xương tươi mới
+ 1 quả chanh
+ 1 thìa muối hạt
+ 3-4 củ hành tím nướng, bóc vỏ đen, rửa sạch
+ 1 nhánh gừng đập dập khử mùi, 1 củ gừng nướng rửa sạch cho vào nồi nước hầm
+ 1 củ hành tây
d) Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm rau củ/hoặc hạt nêm từ nấm, hạt tiêu.
e) Nguyên liệu khác:
– Dầu ăn
– Hành khô phi
– Gừng thái sợi, hành tím, hành lá, rau mùi, tía tô rửa sạch, ớt bỏ hạt thái khoanh…
Sơ chế chim bồ cầu
– Khác với các loại gia cầm khác phải cắt tiết, chim bồ câu phần tiết lại rất bổ dưỡng. Vì thế, khi sơ chế, chỉ cần nhúng chim vào nước hơi nóng rồi vặt bỏ lông (vì chim mới ra ràng nên lông rời ra khá nhanh).
– Tiếp đến, cho chim lên bếp thui sơ cho tới khi vàng, dậy mùi thơm (thui bằng cọng rơm). Việc này vừa giúp loại bỏ các lông tơ (lông măng) còn sót, vừa giúp cho thịt săn lại, thơm ngon hơn khi nấu mà không bị tanh.
– Sau đó, dùng nước cốt gừng và rượu trắng thấm đều các mặt, rồi rửa sạch. Rồi cắt bỏ phần đầu, chân (phần này cho vào nồi nước dùng cùng với xương gà hầm), mổ bụng bỏ hết lòng, diều, phổi, chỉ giữ lại tim, gan, mề (phần này bóp muối, nước cốt chanh rửa sạch).
Phần còn lại thì lọc thịt ở đùi, lườn thêm chút hành tím, hạt tiêu rồi băm cho tới khi thịt nhuyễn, dẻo (không nên xay vì xay khiến thịt khô, bở). Ướp thịt chim với nước mắm, hạt nêm.
– Phi thơm hành tím, cho thịt chim vào xào săn lại. Nêm nếm gia vị theo khẩu vị gia đình. Tắt bếp, múc ra bát để riêng.
Cách nấu cháo bồ câu
– Gạo tẻ vo sạch, để thật ráo rồi rang sơ hơi vàng để cháo thơm hơn. Đỗ xanh đãi vỏ, bỏ hạt mốc (nếu có) và ngâm nước 30 phút cho mềm.
– Sau đó, cho gạo tẻ và đậu xanh vào nồi nước, hầm cho tới khi nhừ, hạt gạo nở bung. Nếu thích cháo mềm nhuyễn và sánh hơn thì thêm chút gạo nếp và quấy đều tay 10 phút cuối.
– Khi cháo đã nhừ, trút phần thịt chim bồ câu đã xào vào hầm thêm 5-6 phút.
– Nêm nếm lại gia vị mắm, muối, hạt nêm theo khẩu vị gia đình.
Những lưu ý khi nấu cháo bồ câu
Nếu nấu cho bé, phần thịt lóc ra có thể băm nhuyễn và xào sơ qua để thịt mau chín.
Bạn có thể ngâm đậu xanh với nước ấm thì chúng sẽ nở mềm nhanh hơn.
Ngoài nấm hương, cà rốt, đậu xanh, đối với món cháo chim bồ câu bạn có thể nấu cùng với các loại rau như: Rau ngót, hạt sen, mộc nhĩ, đậu cove, bí đỏ… để làm tăng thêm hương vị và bổ sung chất dinh dưỡng cho món ăn.
Trình bày và thưởng thức: Múc cháo ra tô, thêm hành khô phi (nếu thích), hành lá, rau mùi xắt nhuyễn, hạt tiêu tùy theo khẩu vị mỗi người. Cháo chim bồ câu ăn nóng là ngon nhất vì sẽ cảm nhận rõ vị ngon ngọt tự nhiên.
Nguồn: vnexpress.net