Theo Báo cáo Gia cầm 3 tháng đầu năm 2021 của Rabobank, ngành chăn nuôi gia cầm toàn cầu dự kiến sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn vào năm 2021. Chủ yếu do áp lực tiếp tục đối với dịch vụ thực phẩm và thương mại.
Rabobank cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại sẽ dẫn đến các điều thị trường định giá cũng như phục hồi lâu hơn. “Nhìn về phía trước, chúng tôi thấy bốn thách thức lớn mà ngành chăn nuôi gia cầm toàn cầu phải đối mặt: Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường; giá thức ăn chăn nuôi cao và dao động; sự bùng phát của bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Trung Quốc và cuộc khủng hoảng cúm gia cầm ở Bắc bán cầu.
Covid ảnh hưởng lớn tới ngành chăn nuôi
Sự lây lan của Covid-19 cũng đang ảnh hưởng lớn đến các hoạt động thương mại. Các công ty xuất, nhập khẩu sản phẩm động vật của Việt Nam cũng chung cảnh ngộ. Khi hoạt động giao thương giữa Việt Nam và các nước khác. Đặc biệt là Trung Quốc bị đình trệ. Dịch bệnh còn ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành hàng chăn nuôi khác. Vì lệnh hạn chế giao thương qua cửa khẩu như nhập khẩu trứng tằm; các sản phẩm phục vụ cho hoạt động chăn nuôi từ Trung Quốc…
Sự gián đoạn trong các chuỗi cung ứng các sản phẩm từ động vật. Ví dụ như thịt, cá, trứng gia cầm đã giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ. Do tình trạng cung vượt cầu. Cùng với đó, tâm lý lo ngại của người tiêu dùng khi có thông tin dịch cúm gia cầm A/H5N6 đang tái phát tại một số tỉnh, thành trong nước làm cho giá bán thịt gia cầm sụt giảm.
Qua theo dõi tình hình thị trường, sức mua của người tiêu dùng cho thấy rõ có sự sụt giảm. Vì lo ngại sự lây lan của dịch bênh Covid-19, nhiều người dân ngại đến chỗ đông người như chợ, siêu thị. Các quán ăn, nhà hàng cũng hoạt động cầm chừng hoặc phải đóng cửa vì lượng thực khách giảm cả do dịch bệnh và từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Dịch covid thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm thêm nhiều thị trường
Mulder, nhà phân tích cao cấp về protein động vật tại Rabobank; cho biết nhu cầu giảm đối với gia cầm ở Trung Quốc và Việt Nam có thể sẽ thúc đẩy các nhà xuất khẩu tìm các thị trường khác. Báo cáo chỉ ra rằng thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục cạnh tranh với giá chân gà và thịt ức dự kiến vẫn ở mức thấp.
Tuy nhiên, Rabobank ước tính rằng trong nửa cuối năm 2021; sự lây lan của Covid-19 sẽ được kiểm soát nhiều hơn. Dẫn đến sự phục hồi trên các thị trường dịch vụ thực phẩm. Theo báo cáo, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà giao dịch toàn cầu. Sự cân bằng nguồn cung nội địa với nhu cầu không ổn định. Đây sẽ là một thách thức lớn cho năm 2021. Rabobank cho biết với bất kỳ sự mất cân đối nào sẽ làm giảm lợi nhuận của ngành gia cầm.
Báo cáo cho biết: “Sự đổi mới trong sản xuất và thương mại sẽ là chìa khóa quan trọng trong bối cảnh giá ngũ cốc và hạt có dầu cao trên toàn cầu và áp lực dịch cúm gia cầm cao”. “Yêu cầu sản xuất hiệu quả và thương mại tối ưu. Cũng như an toàn sinh học và lập kế hoạch chi tiết để giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn là điều bắt buộc phải làm đối với các nhà sản xuất”.
Nhu cầu thịt gia cầm tại các thị trường nước ngoài
Tại Mỹ, Rabobank báo cáo rằng thị trường trong nước đang phục hồi. Nhưng những thách thức vẫn còn đối với doanh số xuất khẩu. Do giá chân gà vẫn thấp hơn bình thường. Tập đoàn cho biết giá thức ăn chăn nuôi tăng sẽ khiến biên lợi nhuận bị hạn chế vào năm 2021. Năm 2021, dự báo sản lượng gà thịt của Mỹ giảm.
Ðối với Trung Quốc, tổng sản lượng gia cầm tiếp tục tăng; với sản lượng nội địa tăng 12% vào cuối năm 2020. Trong khi Trung Quốc vẫn là nước tiêu thụ thịt và gia cầm hàng đầu thế giới. Nhu cầu về các loại thịt thay thế từ thực vật đang gia tăng. Nước này có vẻ sẽ giảm nhu cầu nhập khẩu và tăng trưởng sản xuất trong nước nhiều hơn vào năm 2021. Giá gà của Trung Quốc dự kiến sẽ ở mức thấp.
Ở châu Âu, châu lục này đang phải đối phó với tình trạng dư cung; dịch cúm gia cầm lây lan và chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao. Cuối cùng, Brazil cho thấy nguồn cung tăng trưởng thấp trong nửa cuối năm 2020. Với sản lượng giảm trong quý III/2020. Giống như nhiều thị trường toàn cầu khác. Giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh cùng với giá thịt gà tại quốc gia này.
Nguồn: Tapchigiacam.vn