Ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu top đầu thế giới

mất:4 phút, 19 giây để đọc.

Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được của ngành nuôi trồng thủy sản trong thời gian quan. Mục tiêu mà ngành thủy sản đặt ra là đến năm 2030, xuất khẩu thủy sản đạt 14-16 tỷ USD và tạo cơ hội việc làm cho 3,5 triệu lao động. Đến năm 2045, ngành NTTS sẽ trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại và là trung tâm chế biến thủy sản biển sâu, đứng trong top 3 thế giới.

Thủy sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong đó phê duyệt chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2030, với mục tiêu đến năm 2045.

Thành tựu ngành thủy sản đạt được

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sau 10 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020 cho thấy trong giai đoạn 2010-2019 cơ cấu GDP ngành thủy sản trong toàn ngành nông nghiệp tăng từ 17,8% lên 24,4%.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng từ 5 tỉ USD lên tới 8,6 tỉ USD, tương ứng 1,7% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước và 20,8% kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp.

Thành tựu ngành thủy sản đạt được

Thủy sản giải quyết việc làm cho khoảng 3,9 triệu lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; thu nhập của lao động thủy sản không ngừng được cải thiện.

Điểm yếu của ngành thủy sản nước ta

Tuy nhiên, ngành thủy sản đang còn bộc lộ không ít những tồn tại, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về phát triển thủy sản của đất nước (như phát triển thủy sản chưa thực sự bền vững, ổn định và hiệu quả, sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa thủy sản của nước ta trên thị trường khu vực và quốc tế chưa cao, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ…).

Điểm yếu của ngành thủy sản nước ta

Nguyên nhân chính chủ yếu dẫn đến tình trạng này có cả chủ quan và khách quan, điều này được thể hiện qua việc các quan hệ sản xuất vẫn rất rời rạc, thiếu sự gắn kết tư duy sản xuất hàng hóa lớn giữa những người sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến, đặc biệt thiếu sự gắn kết theo chuỗi giá trị thủy sản trong nước với chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu.

Mục tiêu của ngành thủy sản đến năm 2030

Do đó, việc ban hành Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là rất cần thiết.

Ngành thủy sản đặt mục tiêu đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3- 4%/năm. Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn. Trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7,0 triệu tấn; sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn.

Mục tiêu của ngành thủy sản đến năm 2030

Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 – 16 tỉ USD. Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động. Có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước…

Tầm nhìn đến năm 2045, thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững; có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến. Là trung tâm chế biến thủy sản sâu; thuộc nhóm 3 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới.

Giải pháp phát triển ngành NTTS

Thứ nhất, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ. Và trên tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm. Trọng tâm là khai thác biển, nuôi tôm nước lợ, cá tra, ba sa, nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến thương mại. Giúp củng cố và phát triển các thị trường truyền thống; các thị trường lớn (EU, Nhật, Mỹ); và phát triển mở rộng các thị trường Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Ngoài ra, phát triển, mở rộng thị trường nội địa phục vụ du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn…

Giải pháp phát triển ngành NTTS

Thứ ba, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất.

Thứ tư, tập trung cho nghiên cứu biển; nghiên cứu ngư trường; nguồn lợi thủy sản. Có dự báo thường xuyên cập nhật về ngư trường. Giúp hướng dẫn ngư dân hoạt động sản xuất trên biển.

Thứ năm, bảo vệ môi trường, bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến; thân thiện với môi trường. Mục tiêu giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của.

 

Nguồn: Tuoitre.vn

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *