“Bỏ túi” ngay quy trình nguôi ngao giá thương phẩm bằng phương thức mới

mất:7 phút, 28 giây để đọc.

Ngao giá còn được gọi là ngao 2 cùi. Đây là một loại hải sản có giá trị kinh tế cao và được xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc. Hiện nay, kỹ thuật nuôi ngao giá theo phương thức mới như cải tiến lồng nuôi ngao khá phổ biến. Với mô hình này, bà con áp dụng cơ giới hóa trong khâu thả giống và thu hoạch nên đã mở rộng vùng nuôi, nâng cao nâng suất và hiệu quả kinh tế.

Mô hình này là một trong những cách sử dụng tốt tiềm năng phát triển thủy sản nói chung và nuôi ngao nói riêng theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm của nước ta. Qua bài viết dưới đây, bạn sẽ nắm rõ quy trình chăn nuôi ngao với giá thương phẩm bằng phương thức mới từ A-Z. Cùng tìm hiểu và học ngay các bước quy trình kĩ thuật chăn nuôi loại thủy sản này nhé.

Đối tượng ngao và phạm vị nào là được áp dụng với mô hình này?

Đối tượng: Áp dụng nuôi Ngao giá bằng giàn bè hoặc bằng lồng đặt trên bãi triều.

Phạm vi áp dụng: Áp dụng tại các vùng nuôi được qui hoạch nuôi trồng thủy sản đã được phê duyệt và phù hợp với đặc điểm sinh học của Ngao giá (có Ngao giá phân bố tự nhiên).

Địa điểm và quy trình chuẩn bị nuôi

Địa điểm và quy trình chuẩn bị nuôi

Vị trí khu vực nuôi:

– Nằm trong vùng nuôi được qui hoạch nuôi trồng thủy sản đã phê duyệt hay được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.- Xa khu dân cư, nhà máy, khu công nghiệp,… tránh địa điểm có nguồn nước ngọt chảy trực tiếp vào.

– Đối với nuôi giàn cọc trên bãi triều:

(i) Bãi bằng phẳng, chọn bãi triều cao, sóng gió êm; mực nước bình quân tại mức triều cao nhất từ 1- 2m, nước không bỏ bãi trong ngày nước triều thấp nhất.

(ii) Chất đáy là cát mịn, cát pha mảnh vụn vỏ nhuyễn thể và xác san hô.

(iii) Nước triều lên xuống đều, chọn vùng hạ triều.

– Nên chọn khu vực không bị ô nhiễm, có chất lượng nước thích hợp với đối tượng nuôi; các yếu tố thủy lý, thủy hóa, thủy sinh phù hợp, cụ thể:

Chỉ tiêu Yêu cầu
Độ mặn 15 – 300/00
pH nước 6,5 – 8,5
Độ sâu đáy > 3 m
Oxy hoà tan > 5 mg/l

Chuẩn bị công trình nuôi:

– Hình thức nuôi Ngao giá chủ yếu là bằng cách treo trên giàn bè hoặc bằng lồng đặt trên bãi triều.

– Chuẩn bị bãi nuôi: Vào ngày thủy triều thấp nhất tiến hành tu sửa bãi nuôi đảm bảo mặt bãi phẳng, có độ nghiêng vừa phải, dọn sạch chướng ngại vật hay rong, rêu,…(nếu có).

– Lồng nuôi: Lồng hình ô van có kích thước 60x40x40cm. Đáy lồng lót một lớp lưới 2a=10mm. Lưới bao thành lồng có cỡ mắt lưới 2a=20mm, lồng có nắp lưới 2a=20-24mm.

– Dây treo lồng là dây nylon đường kính 5-7mm. Giá thể nuôi là cát pha mảnh vụn vỏ nhuyễn thể hoặc cát pha san hô. Chú ý độ dày của giá thể nuôi trong lồng luôn lớn hơn 10cm.

Học ngay cách chọn giống và thả giống

Chọn giống

– Mua Ngao giá giống từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống có uy tín và đã được cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đánh giá phân loại, đạt từ loại B trở lên.- Ngao giá giống được kiểm dịch, kiểm định chất lượng đảm bảo theo công bố của cơ sở sản xuất và qui định của nhà nước.

– Giống mua phải có chứng từ tài chính hợp lệ theo qui định hiện hành.- Chọn con giống đồng đều về kích cỡ, màu sắc tươi sáng, không bị mở vỏ hay dị hình, bị bệnh.

Mùa vụ nuôi

– Tham khảo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn (Lịch thời vụ) và điều kiện thời tiết thực tế để lựa chọn thời điểm thả nuôi thích hợp.- Thường thả giống vào tháng 3 – 4 dương lịch và tháng 8 – 10 dương lịch (mùa phụ) trong năm.

– Mật độ: Cỡ giống 300 – 500 con/kg, thả với mật độ 100 – 150 con/lồng.- Thả giống: Các lồng sau khi chuẩn bị cát đầy đủ tiến hành cấy con giống bằng cách rải đều trên mặt cát cho Ngao giá giống tự xuống. Sau khi cấy giống; đặt nắp lồng và đưa các lồng đặt lên trên nần đáy mặt bãi.

Cách quản lý và chăm sóc ngao khi nuôi bằng lồng giữa bãi triều

Cách quản lý và chăm sóc ngao khi nuôi bằng lồng giữa bãi triều

Chăm sóc

Đối với Ngao giá nuôi bằng hình thức đặt lồng trên bãi triều

(i) Định kỳ 15-20 ngày vệ sinh bãi nuôi, vơ hết rong tạp (nếu có) trên mặt lưới, loại bỏ sinh vật bám như Hà, Sun, Hải Miên,… để đảm bảo nước lưu thông trong bãi nuôi.

(ii) Theo dõi tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống định kỳ hàng tháng của Ngao giá để phát hiện kịp thời các sự cố nhằm loại bỏ và tìm rõ nguyên nhân.

Đối với Ngao giá nuôi bằng hình thức treo trên giàn bè

(i) Định kỳ kiểm tra, gia cố hệ thống bè nuôi, đặc biệt là trước và trong mùa mưa bão.

(ii) Hàng tháng định kỳ kéo lồng nuôi lên để kiểm tra, làm vệ sinh lồng loại bỏ hết vật thể lạ trong lồng; nếu phát hiện có xác Ngao giá chết nhiều và cát có màu đen thì cần thay toàn bộ cát trong lồng nuôi.

(iii) Kiểm tra dây buộc cũng như dây treo lồng và cần thay ngay nếu như bị hư hỏng đồng thời loại bỏ Sun, Hà bám gây hại cho lồng nuôi.

(iv) Kiểm tra sinh trưởng 01 lần/tháng, lấy ngẫu nhiên 3 lồng nuôi đếm số con còn lại đo tính chiều dài, rộng, cao cũng như tỷ lệ sống và so sánh với lần kiểm tra trước, từ 2 tháng nuôi trở đi cần thêm cát vào lồng đến khi thu hoạch thì cát cách mặt lồng 5 cm là được.

Môi trường cần được quản lý như thế nào để đảm bảo hiệu quả nuôi

– Thu gom rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất vào nơi qui định. Đối với xác Ngao giá chết phải loại bỏ đúng nơi qui định, không vứt ra môi trường xung quanh dễ gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện bùng phát dịch bệnh.

– Vào ngày trời mưa cần thường xuyên kiểm tra độ mặn. Nếu thấy hiện tượng độ mặn giảm thấp cần kiểm tra xung quanh xem có nguồn nước ngọt chảy trực tiếp vào vùng nuôi hay không để có biện pháp xử lý kịp thời.

– Thực hiện quan trắc một số yếu tố môi trường chính như pH, ô xy hòa tan, độ mặn, độ kiềm,…và định kỳ kiểm tra mật độ sinh vật phù du (nguồn thức ăn tự nhiên) để có biện pháp kỹ thuật điều chỉnh kịp thời

Cách phòng và chữa bệnh

Áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp để hạn chế dịch bệnh xảy ra:

(i) Chọn mua Ngao giá giống từ các cơ sở cung cấp giống có uy tín và có chứng từ, giấy kiểm dịch hợp pháp.

(ii) Định kỳ vệ sinh sạch sẽ dây nuôi và khu nuôi.

(iii) Chủ động san thưa Ngao giá nuôi.

(iv) Tuân thủ nghiêm các qui định của nhà nước và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.

Lưu ý: Ghi chép nhật ký đầy đủ. Lưu giữ nhật ký để thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc và thanh kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước

Đến mùa thu hoạch ngao

Thu hoạch

– Thông thường một vụ nuôi kéo dài 12-15 tháng nuôi từ khi thả giống đến khi thu hoạch. Khi Ngao giá đạt kích cỡ thương phẩm có thể thu hoạch và bán theo nhu cầu của thị trường. Ngao giá được rửa sạch, bảo quản tươi sống và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

– Trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ nên ngâm trong nước biển sạch nhằm loại bỏ cát, sạn, bùn đất. Trong quá trình ngâm; nước ngâm luôn được lưu thông và được sục khí để đảm bảo lượng ô xy hòa tan.

Kết luận

Với những giải pháp đồng bộ đã đưa ra, hy vọng trong năm 2012 và những năm tiếp theo, diện tích nuôi ngao không chỉ được mở rộng tại các vùng bãi triều ven biển mà đây còn là thế mạnh phát triển kinh tế biển; giúp người dân vùng biển yên tâm làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Nguồn: kythutanuoitrong.edu.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *