Cũng giống như con người cần một mái nhà, chuồng trại chăn nuôi cũng là một nơi an toàn, nơi động vật có thể được chăm sóc để sinh trưởng, phát triển và đáp ứng được nhu cầu lợi ích của người dân. Chuồng nuôi gà thịt cần đảm bảo nhiều yếu tố như xa khu dân cư, tránh gió lùa để tránh mùi hôi phát ra thì các chất thải trong chuồng, thiết kế ao ráo, thoáng khí, tránh bệnh tật. Ngoài ra, mật độ gà và diện tích chuồng phải đủ rộng để gà phát triển khỏe mạnh. Để bạn đọc hiểu rỏ hơn về kỹ thuật làm chuồng nuôi gà thịt hợp lý và hiệu quả thì chúng tôi đã tổng hợp được một số kiến thức qua bài viết sau:
Bí quyết làm chuồng nuôi gà thịt
Chọn xa khu dân cư
Muốn nuôi gà thịt nhốt chuồng, trước tiên bà con cần chọn một khu vực xa khu dân cư, xa sông ngòi để mở trang trại. Bởi lẽ, gà và phân gà thường có mùi rất khó chịu. Nếu nuôi chúng trong khu dân cư sẽ ảnh hưởng đến môi trường đô thị. Khi có dịch bệnh sẽ dễ dàng lây lan, khó kiểm soát. Mặt khác, nếu đặt gần khu dân cư, bà con đã thất bại ngay khâu đầu tiên. Vì rất khó để xin được giấy phép kinh doanh, kiểm dịch của bộ y tế.
Hướng chuồng và thiết kế chuồng phù hợp
Chuồng nuôi gà phải cao ráo, thoáng khí và mát mẻ. Nên xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam. Nền chuồng nên xây bằng xi măng, dày dặn, tránh trơn trượt, có độ dốc phù hợp, dễ thoát nước để tiện cho khâu vệ sinh chuồng trại. Mái chuồng có thể lợp bằng tôn chóng nóng hoặc tôn lạnh. Mái chuồng nên tránh dột nước, che được nắng cho đàn gà. Tường rào xung quanh có thể xây bằng gạch hoặc bằng lưới thép có bạt che.
Tạo điều kiện tốt nhất cho việc chăn nuôi
Cần xây dựng các khu chuồng trại, khu dự trữ – chế biến thức ăn, khu xử lí vật nuôi – chất thải chuyên biệt với nhau. Như vật để đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển lâu dài của trang trại. Đặc biệt, cần phải chuẩn bị hố sát trùng gần chuồng nuôi. Treo biển nhắc nhở mọi người khử trùng và trang bị trước khi vào khu vực nuôi gà.
Mật độ và diện tích chuồng nuôi gà thịt
Khi bố trí nuôi gà trong chuồng, bà con cần dựa vào diện tích cụ thể của trang trại để tính mật độ gà trong chuồng. Với diện tích 1m2 đất bà con chỉ nên thả từ 6–8 con gà. Tương tự như vậy, để nuôi 1.000 con gà bà con cần 120 – 160 m2 đất. Nếu nuôi gà với mật độ quá dày 9-12 con/1m2 sẽ khiến cho không gian chật chội. Làm hạn chế sự phát triển của đàn gà, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất kinh tế của trang trại.
Những kiểu chuồng nuôi gà thịt phổ biến hiện nay
Có hai kiểu chuồng thông dụng trong chăn nuôi gà thịt. Một là kiểu chuồng hở, hai là kiểu chuồng kín. Tuy nhiên trong chăn nuôi gà thịt dù sở dụng kiểu chuồng nào cũng cần phải đảm bảo được những yêu cầu sau:
+ Đảm bảo độ thông thoáng, đón nhận đủ ánh sáng.
+ Ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
+ Đảm bảo kỹ thuật, dễ dàng vệ sinh.
+ Đảm bảo đủ diện tích nuôi, đảm bảo về mật độ nuôi.
+ Xa khu dân cư.
Kiểu chuồng hở trong chăn nuôi
Chuồng hở là chuồng thông thoáng tự nhiên, nuôi gà thịt trên nền có chất độn hoặc trên sàn. Chuồng được làm bằng tre, gỗ hoặc được xây bằng gạch với kích thước khác nhau. Tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi của trang trại và đảm bảo định mức diện tích chuồng nuôi cho gà (7con/m2).
Kiểu chuồng kín trong chăn nuôi
Chăn nuôi gia cầm trong chuồng kín đó là phương thức chăn nuôi được sử dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Pháp…với nhiều ưu điểm nổi trội. Tuy nhiên đối với kiểu chuồng này chỉ phù hợp với các giống gà công nghiệp.
Xây dựng kiểu chuồng tạm bợ
Đây là loại lồng thông gió tự nhiên, được sử dụng rộng rãi cho các nhà chăn nuôi ở Trung Quốc. Chuồng được xây dựng bằng khung thép hoặc tre, nứa, mái tôn hoặc xi măng. Hai đầu hồi làm bằng gạch. Phía trước và phía sau chuồng được che chắn bằng kẽm gai, bên dưới cũng có thể đan bằng tre (mưa nắng có rèm che), ở giữa xây tường lửng cao 30 đến 40 cm.
Điểm đáng chú ý của chuồng này là có hai tầng mái (tức là có thêm mái che trên nóc và hai đầu hồi có 2 lỗ lớn phù hợp trên tường) để thông gió cho chuồng. Không khí nóng tạo ra dưới hình dạng của các con vật sẽ bay lên và hướng ra ngoài qua khe hở giữa hai mái ở trên cùng của chuồng. Kích thước chuồng có thể tùy ý. Nhưng chiều cao của mái trước mái sau phải từ 2,0-2,2m, chiều cao từ trên xuống dưới của lồng là 3,0m, chiều rộng của lồng là 4-5m và chiều dài của mỗi ô là 5-6m.
Nguồn: Webnongnghiep.com