Để chăn nuôi thành công, ngoài việc chọn giống chất lượng cao từ những nhà cung cấp uy tín thì chuồng trại cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, một số trang trại xen ghép hình thức nuôi chuồng với ao, hồ hoặc đồng cỏ, tuy nhiên hình thức nuôi này không hiệu quả và khó kiểm soát dịch bệnh. Tùy theo quy mô vật nuôi và nguồn tài chính mà bạn có thể lựa chọn đầu tư trang trại kiên cố hay đơn giản cho phù hợp với diện tích đất, ao. Chúng tôi khuyến nghị khách hàng nên chọn 2 loại lồng trên sàn: chuồng mở – chuồng kín.
Mục lục
Thiết kế chuồng nuôi
Đối với mô hình nuôi chuồng sàn, khi xây dựng cần lưu ý địa điểm xây dựng. Chẳng hạn chuồng trại phải đảm bảo an toàn sinh học, như xa khu dân cư, xa chợ, nơi tập trung đông người, lò giết mổ chế biến gia cầm, bãi rác thải, đường giao thông lớn; chuồng phải được xây trên vùng đất cao ráo tránh ngập lụt, điều kiện đường xá thuận tiện cho các phương tiện vận chuyển, cho việc kéo đường dây điện, đảm bảo đủ nước dùng quanh năm.
Ngoài ra, chuồng cần xây theo hướng Đông – Tây; mặt sàn chuồng cao hơn mặt đất từ 0,5 – 1m và được làm bằng sàn nhựa, lưới thép (hoặc nhựa). Nền chuồng láng xi măng, có độ dốc hợp lý nhằm thuận tiện cho việc quản lý và vệ sinh. Để đảm bảo đặc tính sinh học bơi lội giúp ngoại hình đẹp hơn, dễ bán, cần có bể tắm cho vịt. Với những trại chăn nuôi quy mô lớn, cần trang bị hệ thống Biogas xử lý phân và nước thải.
Có hai kiểu chuồng nuôi chính
Tuy nhiên, đối với từng kiểu chuồng, sẽ có những quy cách xây dựng riêng. Cụ thể:
Chuồng nuôi hở
+ Chiều rộng chuồng không quá 10 m, chiều dài phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi.
+ Mái chuồng phải đảm bảo sự thoáng mát, có thể sử dụng bằng mái tôn, fibro xi măng hoặc các chất liệu phù hợp.
+ Chiều cao từ mặt sàn lên mái chuồng từ 2 – 2,5 m.
+ Dùng lưới B40 kết hợp với bạt che bao quanh chuồng.
+ Mật độ nuôi từ 4 – 5 con/m2.
Kiểu chuồng hở trong chăn nuôi vịt
Chuồng nuôi kín
+ Sàn chuồng cao khoảng 0,5 – 1 m.
+ Khoảng cách từ sàn đến trần cao khoảng 2,2 – 2,5 m.
+ Hai bên vách chuồng có thể xây gạch cao hơn sàn từ 25 – 30 cm, sau đó kéo lưới thép hoặc xây bằng tường tùy thời tiết của từng vùng.
+ Mật độ nuôi, khoảng 6 con/m2.
Lưu ý về chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi vịt
Chuồng trại phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vịt. Nên chọn nơi cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông và tránh gió lùa để dựng chuồng. Chuồng nuôi vịt cần có hệ thống thoát nước tốt. Bề mặt tường, trần và nền bằng gạch, bê tông, có láng xi măng bằng phẳng. Nền chuồng có độ dốc từ 7 – 100 để thuận tiện cho khâu dọn vệ sinh, tẩy uế. Mỗi chuồng cần có hiên rộng từ 1-1,5m để tránh mưa, nắng, gió. Mái được lợp bằng tôn, ngói hoặc các vật liệu địa phương. Cần có độ dốc khoảng 300 trở lên để nước mưa có thể thoát tốt, tránh dột.
Xây dựng chuồng phải có đầy đủ trang thiết bị chiếu sáng. Thông gió và điều kiện phục vụ cho công tác vệ sinh phòng dịch, an toàn sinh học. Tùy thuộc vào quy mô và nguồn tài chính mà người chăn nuôi có thể lựa chọn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố hay đơn giản sao cho phù hợp với nuôi vịt chuyên thịt ở các giai đoạn tuổi khác nhau. Cần có diện tích sân chơi bằng 1,5-2 lần diện tích nền chuồng, có thể đổ cát hoặc lát gạch, có độ dốc để không đọng nước. Có thể có mương nước, ao hồ sạch, xây bể hoặc máng nước nhân tạo có độ sâu 20-25cm với kích thước tuỳ thuộc số lượng vịt, hàng ngày thay nước để nước luôn sạch cho vịt tắm.
Nguồn: Greenfeed.com.vn