Gà có thể được chia thành nhiều giống. Nếu chúng ta phân theo giống thì có gà ri, gà mía, gà tam hoàng, gà Đông Đảo,… Còn phân theo loài gà thì có gà ta, gà công nghiệp, gà siêu trứng, gà thịt siêu thịt. Ngoài ra, có thể phân loại gà theo giai đoạn phát triển như gà con, gà trống choai, gà tơ, gà giò, gà mái ghẹ, gà dò, gà đẻ hậu bị v.v. Thông thường, phân loại theo giai đoạn phát triển của gà thì rất khó, không phải ai cũng hiểu.Trong bài viết này, Lao Động Ngày Mới sẽ giải thích cho bạn những thông tin về gà hậu bị và một số lưu ý khi nuôi gà hậu bị để hiểu rõ hơn về giai đoạn phát triển này của gà.
Mục lục
Gà đẻ hậu bị là loại gà gì?
Gà hậu bị hay còn gọi là gà dò hoặc gà đẻ hậu bị là những con gà được nuôi với mục đích để chọn làm gà đẻ. Thường gà được nuôi từ 20 tuần tuổi đến trước khi đẻ được gọi là gà hậu bị. Ý nghĩa của tên gọi này chính là để nuôi chuẩn bị cho giai đoạn sinh sản. Giai đoạn này rất quan trọng quyết định khá nhiều đến chất lượng gà. Và chất lượng trứng trong giai đoạn sinh sản. Nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật thì sản lượng trứng gà ở giai đoạn sinh sản sẽ tốt hơn và ngược lại.
Những lưu ý khi nuôi gà đẻ hậu bị
Để nuôi gà hậu bị tốt không chỉ cần hiểu về kỹ thuật; mà còn phải tùy theo từng giống gà khác nhau sẽ có cách chăm sóc, khẩu phần ăn khác nhau. Do đó, khi nuôi gà hậu bị các bạn nên tìm hiểu kỹ về giống gà đang nuôi; để có cách chăm sóc phù hợp nhất. Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều bạn nuôi gà hậu bị. Nhưng không nắm rõ kỹ thuật dẫn đến mắc phải một số sai lầm cơ bản. Sau đây là một số lưu ý để các bạn không mắc phải những sai lầm khi nuôi gà hậu bị; và giúp gà chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn sinh sản:
Thể trọng của gà
Gà quá gầy hoặc quá béo chứng tỏ gà đang được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Cả hai trường hợp này đều ảnh hưởng đến sản lượng trứng vào giai đoạn gà sinh sản. Gà quá gầy thường không dủ dinh dưỡng để đẻ trứng. Gà quá béo lượng mỡ trong cơ thể nhiều; sẽ chèn ép bộ phận sinh sản khiến gà không đẻ được. Theo lời khuyên của các chuyên gia. Tùy theo từng giống gà mà nên cho gà tăng trọng theo đúng biểu đồ phát triển. Trong giai đoạn gà hậu bị, nên cho gà tăng trọng cao hơn biểu đổ phát triển 5%; sẽ giúp giai đoạn gà sinh sản đạt năng suất tốt hơn.
Xử lý khi gà thiếu cân
Khi gà thiếu cân do dịch bệnh hay các yếu tố khác. Thì các bạn nên cho gà ăn thức ăn giàu dinh dưỡng hơn đến khi gà tăng trọng được theo biểu đồ phát triển thông thường.
Xử lý khi gà thừa cân
Khi gà thừa cân, các bạn không nên bỏ đói gà mà chỉ nên giảm dần hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn của gà. Để gà dần đạt tới trọng lượng phù hợp. Không nên thay đổi thức ăn đột ngột; là điều các bạn nên lưu ý khi xử lý tình trạng gà bị thừa cân.
Chuyển đổi thức ăn cho gà hậu bị sang gà sinh sản
Thường người chăn nuôi sẽ cho gà hậu bị ăn cả thức ăn dành cho gà sinh sản vào 2 tuần cuối giai đoạn hậu bị. Tuy nhiên, điều này được nhiều chuyên gia đánh giá là không cần thiết phải làm như vậy. Các bạn có thể cân nhắc về lời khuyên này để giúp đảm bảo hiệu quả kinh tế được tốt hơn.
Khẩu phần trước khi đẻ – cho ăn hay không cho ăn?
Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên dùng khẩu phần trước khi đẻ (pre-layer) trong hai tuần trước khi bắt đầu đẻ. Thông thường là từ 16 đến 18 tuần tuổi đối với hầu hết các giống gà. Khẩu phần này gần giống với khẩu phần cuối cho giai đoạn phát triển. Ngoại trừ hàm lượng canxi. Trong trường hợp khẩu phần của gà mái giai đoạn phát triển có hàm lượng canxi dưới 1%. Khẩu phần trước khi đẻ thường chứa gấp đôi lượng canxi này.
Việc bổ sung thêm canxi này nhằm bảo đảm gia cầm hấp thụ đủ hàm lượng canxi để đáp ứng nhu cầu canxi lớn hằng ngày của gà khi vào đẻ. Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng cũng e ngại về vấn đề rối loạn chức năng thận có thể xảy ra sau này do dư thừa canxi. Điều này nên được đánh giá riêng biệt đối với từng đàn vào thời điểm giữa chu kỳ đẻ để xem liệu có cần thiết khẩu phần trước khi đẻ hay không, nếu cần thì cần trong bao lâu. Một số chuyên gia tin rằng khẩu phần trước khi đẻ là không cần thiết nếu cho gà ăn khẩu phần trong giai đoạn đẻ trứng từ sớm. Điều này thực tế hơn giúp giảm thiểu số khẩu phần cần quản lý.
Như vậy, có thể thấy rằng gà hậu bị là một giai đoạn rất quan trọng giúp tăng hiệu quả chăn nuôi trong giai đoạn gà sinh sản. Giai đoạn này các bạn cần đặc biệt lưu ý rằng không nên nuôi kiểu vỗ béo và chỉ nên cho gà tăng trọng tối đa 5% so với trọng lượng chuẩn của gà theo biểu đồ phát triển chuẩn.
Nguồn: mactech.com.vn