Nỗ lực đầu tư công nghệ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thịt gia cầm

mất:4 phút, 2 giây để đọc.

Chiến lược cho ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 (tầm nhìn 2045) đã đặt ra mục tiêu trong 10 năm tới, tổng đàn gà của Việt Nam đạt 400-450 triệu con. Trong đó ít nhất 60% được nuôi theo phương thức công nghiệp. Đó là lí do mà nhà nước kêu gọi đầu tư công nghệ vào ngành gia cầm gần đây. Đầu tư chuồng trại công nghiệp cũng là một trong những yếu tố giúp công ty giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Từ đó khai thác hết tiềm năng thị trường trong nước. Đặc biệt, mở rộng thị trường xuất khẩu để tạo dựng thương hiệu và uy tín cho ngành.

Thị trường thịt gia cầm có tiềm năng lớn

Theo dự báo, 10 năm tới, thịt gia cầm chiếm tỷ lệ khoảng 1/3 tổng sản lượng thịt các loại. Trong đó, trứng gia cầm đạt khoảng 23 tỷ quả cao gấp 10 tỷ quả so với hiện nay; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1 tỷ USD. Do đó đầu tư công nghệ cao vào các cơ sở chăn nuôi là một trong những giải pháp quan trọng. Nhằm tiếp cận nhiều hơn các thị trường khó tính trên thế giới. Không chỉ phục vụ xuất khẩu; mà thị trường trong nước hiện nay cũng rất nhiều tiềm năng. Vì người tiêu dùng trong nước cũng yêu cầu các sản phẩm thịt gà phải có chất lượng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thị trường thịt gia cầm có tiềm năng lớn

Đến nay, thịt gà của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường khó tính nhất là Nhật Bản. Tuy nhiên, thịt gà sản lượng xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, đầu tư công nghệ cao để sản phẩm gia cầm có thể vượt qua được những rào cản kỹ thuật xuất khẩu đi nước ngoài cũng đang là giải pháp của nhiều doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng bằng đầu tư công nghệ

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng; xu hướng áp dụng công nghệ cao là hướng mở giúp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành. Giúp cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu và tăng cơ hội xuất khẩu. Đây cũng là mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang thực hiện.

“Chúng ta đã ký kết 14 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA). Do vậy phải có công nghệ cao để đi tắt đón đầu, những doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao là đúng hướng chiến lược phát triển chăn nuôi 2021-2030 và tầm nhìn 2045. Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao vào phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng” -Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Công nghệ đáng chú ý cho ngành gia cầm

Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo là một công cụ mạnh mẽ có thể giúp sản xuất gia cầm nâng cao hiệu quả và giải quyết các thách thức về phúc lợi, sức khỏe. Công nghệ này có nhiều ứng dụng khả thi cho hoạt động chăn nuôi gia cầm. Ví dụ, các machine learning, camera thị giác và giám sát âm thanh giúp cải thiện phúc lợi của gia cầm, thông tin kịp thời đến bác sỹ thú y.

Robot nhặt lông gia cầm

Liên kết chuỗi

Hiện nay người tiêu dùng luôn muốn biết thực phẩm họ sử dụng được nuôi, cho ăn và sản xuất như thế nào. Blockchain giúp theo dõi vf truy xuất các sản phẩm thực phẩm trong suốt chuỗi cung ứng, từ thực phẩm đến bàn ăn. Cách đơn giản nhất để giải thích về Blockchain là hình dung một chuồi dữ liệu được liên kết một cách chặt chẽ và an toàn. Khi dữ liệu được lưu vào Blockchain sẽ không thể thay đổi được. Nếu thay đổi kết quả dữ liệu sẽ kéo theo thay đổi dữ liệu của cả một chuỗi.

Hệ vi sinh và khoa học đời sống

Những tiến bộ trong di truyền, vi sinh, quản lý sức khỏe gia cầm, dinh dưỡng. Và hơn thế nữa giúp cải thiện việc quản lúy đàn để chọn lọc những con có sức khỏe tốt. Trong y học loài người, hệ vi sinh vật có liên quan mật thiết đến mọi thứ. Từ sức khỏe đường ruột đến bệnh béo phì và rối loạn tâm thần. Các nhà khoa học hiện đang áp dụng thử nghiệm điều này trên gia cầm.Pphát triển các chế phẩm sinh học giúp kiểm soát các bệnh về ký sinh trùng cũng như nhiều bệnh khác.

Nguồn: Vov.vn

, , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *