Nông dân Đồng Tháp áp dụng mô hình hai lúa – một cá

mất:5 phút, 1 giây để đọc.

Trên cùng một diện tích sản xuất, nông dân khu vực đầu nguồn Hồng Ngự của tỉnh Đồng Tháp không còn thu nhập duy nhất từ ​​cây lúa như trước, mà nay đã có thêm nguồn thu từ cá tự nhiên. Đây là tác động đầu tiên và rõ ràng nhất đối với nông dân của mô hình sinh kế thuộc tiểu dự án “nâng cao năng lực phòng chống lũ lụt vùng Đồng Tháp và phát triển sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu”. Đây là một ví dụ cho thấy sự thành công của mô hình hai lúa – một cá.

Tìm hiểu lợi ích của mô hình hai lúa – một cá

Trên thế giới nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi kết hợp lúa – cá ở môi trường nước ngọt ngày càng được đầu tư nghiên cứu, phát triển. Thể hiện ở nhiều nước vùng Đông Nam Châu Á. Như: China, Việt Nam, Thailand, Indonesia, Malaysia, Bangladesh, India, Philippines, Korea và Cambodia…

Tìm hiểu lợi ích của mô hình hai lúa - một cá

Ở Đồng bằng sông Cửu Long có hàng triệu ha ruộng cấy lúa có thể nuôi cá kết hợp được. Trên thực tế số ruộng có thả cá nuôi rất ít. Phần lớn các ruộng nông dân chỉ lợi dụng vào theo cá tự nhiên sau mỗi mùa thu hoạch. Nếu mỗi người đều phải hiểu biết về lợi ích kinh tế và kỹ thuật thì tôm cá nuôi ở ruộng sẽ tăng thêm thu nhập. Cải thiện đời sống cho người dân. Khi nuôi cá ở ruộng lúa, cá sục bùn tìm mồi ở đáy ruộng. Diệt cỏ dại, côn trùng, sâu bệnh hại lúa. Đồng thời phân cá thải ra làm đất giàu dinh dưỡng. Vì vậy năng suất lúa sẽ tăng.

Về hiệu quả kinh tế, mặc dù có một số mô hình bị lỗ trong hoạt động nuôi cá/tôm mùa lũ. Nhưng tổng lợi nhuận mô hình/năm đều tăng so ngoài mô hình từ 5 – 44 triệu đồng/ha/năm. Nhờ giảm lượng giống, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Đa số nông dân tham gia mô hình đều rất phấn khởi bởi tính hiệu quả rất khả quan và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mô hình được áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Mô hình được áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Anh Nguyễn Văn Vương ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông là một trong những nông dân được Dự án hỗ trợ thực hiện mô hình 2 lúa – 1 vịt – cá đồng. Anh chia sẻ, trước khi tham gia mô hình; anh sạ 20 kg giống/công. Tuy nhiên khi tham gia mô hình sinh kế. Được cán bộ kỹ thật hướng dẫn năm đầu (năm 2019). Anh sạ theo hình thức kéo hàng 16 kg giống/công. Thấy lúa cho hiệu quả cao nhờ ít sâu bệnh. Vụ sau (đông xuân 2020), anh tiếp tục giảm lượng giống xuống 10 kg/công. Đồng thời kéo hàng cách 2 tấc/hàng để vịt đi giáp đất và cho vịt, cá ăn được sâu mò.

Ví dụ của một hộ dân áp dụng thành công mô hình

Một trường hợp khác vừa làm và dần rút kinh nghiệm. Nên đến nay mô hình 2 lúa – trữ cá tự nhiên của ông Huỳnh Văn Kiểm, ngụ ấp Bình Hòa Hạ, xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã đạt được lợi nhuận khá cao. Ông Kiểm cho biết: “Vụ đầu tiên (năm 2019), tôi sạ giống Ngọc đỏ hương dứa theo hình thức bón phân hữu cơ, kết hợp nuôi cá. Qua tính toán, mỗi ha tôi thu được lợi nhuận khoảng 5 – 10 triệu đồng”.

Năm 2020, tiến hành nhử cá đồng vào ở tại các hộc bờ bao lửng, đồng thời ông thả nuôi bổ sung 70.000 giống cá lăng. Sau 6 tháng thả nuôi, ông bắt đầu thu hoạch. Mặc dù chỉ mới thu hoạch một phần nhỏ diện tích thả nuôi. Nhưng số lượng cá thu được rất đáng phấn khởi. Với 150 kg cá lăng loại lớn bán với giá 85.000 đồng/kg. Ông Kiểm có thêm thu nhập hơn 12 triệu đồng. Và những đợt thu hoạch tiếp theo hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận lớn, bởi lượng cá còn rất nhiều.

Mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn

Mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn

“Mô hình trữ cá tự nhiên so với cá nuôi bình thường thì hiệu quả kinh tế cao hơn. Giá bán cao hơn và chủ động thời gian để bán, không bị đụng chợ. Trữ qua mùa hạn như thế này để bán thì giá thành cao hơn, lợi nhuận hơn”. Ông Nguyễn Kỳ Phùng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Hồng Ngự cho biết.

Qua so sánh tính hiệu quả của mô hình 2 lúa – 1 cá đồng, cá tự nhiên với canh tác lúa truyền thống, cả hai vụ lúa sản xuất trong mô hình đều cho lợi nhuận cao hơn từ 1,6 – 2,3 triệu đồng/ha  và thêm nguồn thu nhập khá từ cá đồng, cá tự nhiên. Ngoài hiệu quả thấy rõ từ nguồn thu nhập đến từ lúa và cá, mô hình sinh kế 2 lúa 1 cá của Tiểu dự án còn giúp người nông dân giảm chi phí sản xuất ở các vụ sau bởi diện tích đất trong mô hình được bồi đắp phù sa, các loại sinh vật gây hại cũng được cá ăn bớt nên chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng sẽ giảm xuống, lúa làm ra cũng sạch hơn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn nhận định, sinh kế mùa lũ nhưng cũng phải ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, không nên đơn thuần dựa vào tự nhiên. Sau khi dự án hoàn thành, cần đúc kết, xây dựng quy trình sản xuất thích ứng phổ biến cho nông dân áp dụng và thực hiện nhân rộng.

Nguồn: thuysanvietnam.com.vn

, ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *