Nông dân Quảng Ngãi đổi đời nhờ nuôi cá lăng nha trong lồng bè

mất:3 phút, 44 giây để đọc.

Tên khoa học của cá lăng nha là Mystus Wyckiioides. Đây là loài cá sông ở vùng nước ngọt, xuất hiện nhiều ở khu vực các nước châu Á, đặc biệt là các nước nằm ở khu vực đồng bằng sông Mê Kông. Cá lăng nha có mùi vị ngon ngọt, thịt cá dai, được rất nhiều người ưa chuộng, vì vậy nên loại cá này có giá trị kinh tế rất hấp dẫn. Hiện nay, ở một số tỉnh của nước ta đã triển khai mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng bè, tiêu biểu phải kể đến là tỉnh Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi triển khai mô hình nuôi cá lăng nha lồng bè

Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển khai mô hình “Nuôi cá lăng nha lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây. Mô hình đang đem lại kết quả khả quan, mở ra hướng thoát nghèo bền vững. Tham gia mô hình có 2 hộ. Với thể tích nuôi trồng 200 m3. Thả 4.000 con cá giống.

Quảng Ngãi triển khai mô hình nuôi cá lăng nha lồng bè

Các hộ nuôi được nhà nước hỗ trợ 70% chi phí. Bao gồm con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học. Và chỉ đối ứng 30% còn lại. Ông Võ Tấn Tám, xã Sơn Dung một trong hai hộ tham gia mô hình chia sẻ. Gia đình ông nuôi cá ở lòng hồ Thủy điện Đắkđrinh được 3 năm. Chủ yếu là tự nuôi và tự lo đầu ra. Kinh nghiệm chăm sóc đàn cá chưa nhiều. Năm nay, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, ông mạnh dạn đầu tư 2 lồng bè thả nuôi cá lăng nha.

Kết quả khả quan

Sau hơn 5 tháng thả nuôi, cá lăng nha thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của vùng đất Sơn Dung. Sinh trưởng và phát triển mạnh. Đạt chiều dài thân 27 cm/con và đạt trọng lượng bình quân 200 gram/con. Tỷ lệ sống lên tới 90%, không nhiễm bệnh. Trung tâm đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tận tình người nuôi về cách thức lắp đặt lồng bè, xử lý vệ sinh môi trường nước trước khi thả nuôi… Đến thời điểm hiện tại, 2 hộ tham gia mô hình đã khá thành thạo kỹ thuật chăm sóc cá. Điều đáng nói, sản phẩm được bao tiêu đầu ra nên người nuôi rất an tâm.

Một số điều cần lưu ý khi áp dụng mô hình

Vị trí đặt lồng nuôi

– Địa điểm đặt lồng nuôi phải có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp.

– Đặt bè nuôi thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn và cá giống.

– Nơi đặt lồng nên có dòng nước chảy nhẹ (lưu tốc nước 0,2 – 0,5 m/s), tránh những nơi nước chảy quá mạnh.

– Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau:  pH: 6,0 – 8,0; tốt nhất là từ 6,5 – 7,5; Oxy hòa tan > 5 mg/lít;  NH3 < 0,01 mg/lít; độ trong 50 – 80 cm.

– Chọn nơi thông thoáng, không nên nuôi tại các điểm cuối của eo ngách. Nơi đặt lồng nuôi phải có độ sâu lớn hơn 4 m tại thời điểm mực nước hồ xuống thấp nhất.

Cách chọn cá giống

Cách chọn cá giống

– Cá giống khỏe mạnh, không dị hình, không xây xát, không bị mất nhớt, kích cỡ đồng đều.

– Cá bơi lội linh hoạt, nhanh nhẹn, tập trung theo đàn.

– Cá lăng nha giống có đuôi và râu không bị bạc màu.

– Kích cỡ giống thả: 50 g/con.

– Mật độ cá thả: 60 con/m3.

Thời gian thả giống

– Có thể thả giống bất kỳ thời điểm nào trong năm, tốt nhất nên thả giống vào tháng 3 – 4 dương lịch. Không thả giống vào thời điểm bất lợi như mưa gió, áp thấp nhiệt đới,…

– Thả giống vào lúc trời mát, tốt nhất là vào lúc sáng sớm. Trước khi thả giống nên ngâm bao cá trong nước khoảng 15 phút, sau đó thả cá từ từ vào lồng nuôi.

Thoát nghèo luôn là ước mơ của bao người, hy vọng bài viết trên về mô hình nuôi cá lăng nha lồng bề trên sông sẽ mang lại một gợi ý hữu ích cho bà con.

Nguồn: thuysanvietnam.com.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *