Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở Tuyên Quang đã biết tận dụng nguồn lợi tự nhiên của địa phương để phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là về ngành thủy sản. Tuyên Quang có nhiều tiềm năng để phát triển thủy sản như mạng lưới sông suối dày đặc, nguồn nước sạch và điều kiện tự nhiên thuận lợi. Nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư để phát triển kinh tế địa phương trên cơ sở phát triển kinh tế gia đình, điển hình là mô hình nuôi ba ba của một cựu chiến binh trong bài viết dưới đây của Lao động ngày mới.
Mục lục
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi ba ba
Từ xưa đến nay, thịt ba ba là một loại thực phẩm quý, có nhiều chất dinh dưỡng. Thịt ba ba thường được sử dụng trong nhà hàng. Chế biến thành các món đặc sản, phục vụ những bữa tiệc sang trọng. Tuy nhiên, từ xưa ba ba thường chỉ được bắt ở sông và hồ, chứ chưa được nuôi phổ biến. Nhận thấy được nhiều giá trị mà ba ba mang lại, nhiều người đã tìm hiểu và xây dựng mô hình nuôi ba ba. Nhằm giúp bà con có thể dễ dàng hơn trong việc xây dựng mô hình và đạt được những hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi ba ba.
Thông thường, từ tháng 3 đến tháng 8 là khoảng thời gian ba ba sinh sản nhiều. Còn từ tháng 9 đổ về sau ba ba sẽ đẻ ít đi do thời tiết trở lạnh. Ba ba sau khi nuôi khoảng 2 năm sẽ có cân nặng từ 1,2 – 1,5 kg. Thì có thể xuất chuồng để bán. Nếu quy mô nuôi khoảng 500-1000 con thì bà con có thể thu được vài trăm triệu đồng mỗi năm. Với mức giá 350 – 400.000đ/kg.
Câu chuyện về một cựu chiến binh nuôi đặc sản
Những năm qua, nhiều hộ dân ở TP Tuyên Quang đã mạnh dạn phát triển kinh tế địa phương bằng việc nuôi các đối tượng thủy đặc sản. Như: cá chiên, bỗng, ba ba… Điển hình là hộ ông Lê Chiến Thắng, xóm 5, xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang). Là cựu chiến binh gương mẫu. Ông Lê Chiến Thắng vẫn luôn cố gắng vươn lên trong phát triển kinh tế gia đình. Hoạt động xã hội năng nổ tại địa phương.
Ngoài nuôi ba ba gai kết hợp thả các loại cá đặc sản như cá chiên, cá quất. Nhờ nguồn nước sạch, thức ăn đầy đủ, cách phòng trị bệnh đúng khoa học. Đàn ba ba, cá đặc sản của gia đình ông luôn phát triển tốt. Lúc đầu, do chưa có kinh nghiệm, mưa lũ trên núi đổ xuống, mực nước ao dâng nhanh, ba ba gai bò đi gần hết. Thất bại nhưng ông không nản chí, sau mất mát đó ông đã đầu tư xây ao kiên cố, có lưới chống ba ba gai vượt rào. Ông nuôi ba ba gai kết hợp thả các loại cá đặc sản như cá chiên, cá quất.
Thành công từ việc nuôi ba ba
Hiện nay, ao của ông có gần 100 con ba ba gai. Hàng trăm con cá chiên, cá quất với trọng lượng trung bình 5 – 6 kg/con. Với giá bán từ 500 – 700 nghìn đồng/kg. Chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng ở thành phố. Bà Nguyễn Thị Lệ, Trưởng xóm 5, xã Tràng Đà, cho biết: Ông Lê Chiến Thắng là tấm gương cựu chiến binh khắc phục khó khăn, vươn lên công tác xã hội, phát triển kinh tế thành công tại địa phương. Bây giờ, người ta gọi ông với cái tên trìu mến “ông Thắng ba ba”.
Không sai khi nói nuôi ba ba là mô hình mang lại giá trị cao được nhiều hộ gia đình lựa chọn hiện nay bởi mô hình nuôi ba ba cũng rất đa dạng và dễ thực hiện, chính vì vậy bà con nên chú ý thao tác kỹ thuật đúng đắn trong quá trình nuôi ba ba để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn