Có thể nói rằng, chọi gà là một trong những nét văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam. Người xưa xem chọi gà là thú vui tao nhã, được các quan lại thời phong kiến ưa chuộng. Việc chơi gà chọi ngày xưa cũng thể hiện được đẳng cấp của chủ nhân. Cho đến ngày nay, xu hướng chơi gà chọi cũng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được phương pháp chăm sóc gà chọi đúng kỹ thuật trước khi đá để chúng có được phong độ tốt nhất. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi nhé.
Nuôi thúc gà chọi trước khi đá
Sau quá trình nuôi dưỡng dài từ lúc nhỏ cho đến lúc đạt độ trưởng thành, khi đến tuổi ‘tham chiến’ thì bạn cần nuôi thúc gà chọi trong khoảng 10 ngày trước khi cho nó tham gia bất cứ trận đấu nào.
Quá trình nuôi thúc có tác dụng giúp cho gà chuẩn bị sẵn sàng cả về tinh thần và thể lực để đạt đến phong độ cao nhất của nó. Lịch trình nuôi thúc một ngày như sau:
– Tầm 3 – 4h sáng (cần phải chọn cố định một giờ), bạn dậy cho gà uống nước với định lượng nhất định, thật điều độ chứ không để gà uống tự do. Việc làm này không những giúp tăng cường sức bền mà còn tránh được tình trạng gà bị hốc nước trong khi đá.
– Đến 5h sáng, bạn dậy cho gà tắm sương sớm bằng chiếc khăn bông thấm ướt sương trời đã chuẩn bị trước bằng cách phơi qua đêm. Trước khi tắm, bạn vắt khăn lấy vài giọt sương và cho gà uống, sau đó dùng chính chiếc khăn đó lau lên khắp cơ thể gà. Tuyệt đối không được thả gà tự do để quần sương sớm vì như thế sẽ khiến gà dễ mất sức. Mặt khác, bạn cũng đừng quên dùng một ít rượu trắng vẩy lên khắp cơ thể gà để máu lưu thông thông suốt hơn.
– Đến buổi chiều, khoảng 5h, ngay khi mặt trời chuẩn bị lặn xuống, khi nắng đã dịu nhẹ hơn thì bạn thả gà để nó phơi một lúc. Đồng thời đừng quên vẩy thêm một ít rượu trắng nữa nhé.
Theo dõi sức khỏe gà hàng ngày
Bạn hãy xem gà ăn uống ra sao, có gì bất thường không? Thức ăn mốc meo, nước uống dơ bẩn phải đổ bỏ và cho ăn bổ dưỡng hơn…
Theo dõi tình trạng phân gà. Nếu phân khô và tròn cục thì nghĩa là gà đang rất sung sức. Còn nếu phân gà lỏng hoặc sệt thì có nghĩa là hệ tiêu hóa của nó đang gặp vấn đề. Khi đó, bạn cần tìm hiểu và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
Mỗi tối vào chuồng gà, hay ngồi ngoài bội xem gà ngủ có ngon giấc không. Nếu gà ngủ mê mệt thì hôm sau bớt tập luyện lại. Nếu tiếng ngáy của gà khò khè thì hôm sau phải cho gà uống nước cam thảo để “thông cổ hạ đàm”.
Ngoài ra, ta còn phải quan sát xem phân gà có tốt hay không. Phân tốt là phân vón cục, khô. Nếu cận ngày đá mà gà tiêu phân không tốt như phân lỏng; phân cò (màu trắng như vôi) hoặc phân xanh, phân có lẫn máu thì dứt khoát không ôm ra trường đấu.
Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi trước khi đá
Để gà luôn khỏe mạnh với lực đá và sức bền tốt nhất thì chế độ dinh dưỡng trước khi đá đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có hai loại thức ăn cần sử dụng đến là thức ăn thường và thức ăn bổ dưỡng. Vậy, phải kết hợp chúng như thế nào?
Bổ sung thức ăn thường
Riêng về chế độ ăn trong cách chăm sóc gà chọi trước khi đá, bạn nhất định phải cho gà ăn đúng bữa vào một giờ nhất định (có thể dao động chút ít). Thường là cho ăn hai bữa trong ngày. Bữa sáng trong khoảng 8 – 9h và bữa chiều trong khoảng 6 – 7h.
Thức ăn thường trong chế độ dinh dưỡng cho gà chọi chính là lúa. Tuy nhiên, bạn không thể cho gà ăn lúa trực tiếp như các loại gà thông thường nuôi để lấy thịt khác.
Lúa này cần phải đãi sạch trấu rồi ngâm nước đến khi mọc mầm, hoặc là lúa đã nấu chín. Sau đó bạn mang ra phơi nắng cho khô. Thậm chí nhiều người còn cầu kỳ hơn khi nấu lúa chín, sau đó rắn men, phơi sương qua đêm, phơi khô rồi mới cho gà ăn. Bởi khi làm như thế, gà thường sẽ chắc thịt và đó chính là cách nuôi gà chọi sung sức hơn nhiều.
Bổ sung thêm thức ăn bổ dưỡng
Ngoài việc ăn thức ăn chính là lúa, bạn cũng cần bổ sung thêm dưỡng chất cho gà chọi. Cụ thể là những loại thức ăn bổ dưỡng hơn. Theo chế độ khoa học thì cứ chu kỳ khoảng 2 – 3 ngày; bạn cho gà chọi ăn thêm lòng đỏ trứng gà, thịt bò hay cá sống không để máu tươi… và các loại rau như cà chua, các loại đậu (đậu xanh, đậu nành)… Với các loại thức ăn dinh dưỡng này, bạn có thể cho gà ăn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên bạn tránh việc ăn no khi gần đến bữa chính nhé. Lý do vì như thế thì gà sẽ không có hứng thú ăn lúa nữa.
Trong quá trình chăm sóc gà chọi trước khi đá, để biết được gà có đang khỏe mạnh hay không, bạn phải luôn theo dõi tình trạng phân gà. Nếu phân khô và tròn cục thì nghĩa là gà đang rất sung sức. Còn nếu phân gà lỏng hoặc sệt thì có nghĩa là hệ tiêu hóa của nó đang gặp vấn đề. Khi đó, bạn cần tìm hiểu và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho phù hợp nhé.
Một số lưu ý quan trọng khác
Không cho gà ăn dầm ăn dề trong mỗi bữa ăn. Nếu như gà thôi không ăn nữa thì ngay lập tức phải cất lúa đi. Bạn hãy đợi đến bữa sau mới cho ăn tiếp. Luôn để nước mưa cho gà chọi uống. Bạn cần phải đảm bảo là nước sạch; không có cát bụi hay lẫn bất cứ tạp chất nào đó.
Khoảng 17h, ngay lúc mặt trời chuẩn bị lặn, nắng đã dịu không còn gắt bạn vẩy một ít rượu trắng lên mình gà chọi. Sau đó bạn thả gà cho chúng phơi nắng một lúc. Quá trình chăm gà chọi trước khi đá tốn rất nhiều thời gian công sức. Thậm chí bạn phải dậy từ rất sớm để chăm sóc cho gà.
Với cách chăm sóc gà chọi trước khi đá trên đây, chắc chắn rằng chú gà của bạn sẽ vô cùng chắc thịt, bền bỉ và đã sẵn sàng cho những trận chiến sinh tử rồi đấy. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức về gà chọi khác bằng cách theo dõi trang tin của chúng tôi nhé.
Nguồn: Backhoa.net