Từ lâu, cá chép được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, không chỉ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao mà cá còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon. Vì vậy, nguồn thu nhập từ cá chép đã giúp nhiều người thoát nghèo, ngày càng trở nên hấp dẫn đối với người nuôi.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi cá chép trên cả nước là một tín hiệu đáng mừng cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam, nhưng vấn đề dịch bệnh đi kèm đã kìm hãm sự phát triển này ở một mức độ nhất định. Nhằm giúp bà con tăng năng suất thông qua cách phòng bệnh cho cá chép hiệu quả (nhất là đối với những người mới bắt đầu nuôi), chuyên mục hôm nay sẽ chia sẻ đến các bạn những bệnh thường gặp.
Giải pháp phòng Bệnh
Để phòng bệnh cho cá chép, có hai yếu tố đặc biệt quan trọng mà bà con cần ghi nhớ chính là đảm bảo môi trường sống tốt nhất cũng như áp dụng chế độ ăn đầy đủ nhằm mang đến sức đề kháng cao nhất cho cá.
- Về môi trường sống, hàng tuần bà con nên tiến hành rắc vôi bột giúp làm sạch nước một cách tối ưu. Bên cạnh đó, bà con kết hợp sử dụng chế phẩm như EM theo định kỳ. Nhằm cải thiện nước một cách hiệu quả nhất.
- Với con giống, trước khi thả nuôi, giống cá chép cần được tắm qua nước muối trong khoảng 5 phút. Sau đó, bà con tiến hành thả giống trong điều kiện trời mát. Nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp.
- Về chế độ ăn, ngoài việc sử dụng các loại thức ăn như thông thường. Bà con cần bổ sung vitamin cho cá hoặc sử dụng chế phẩm sinh học NN1 trong việc ủ thức ăn nhằm giúp cá khỏe mạnh, kháng bệnh tối ưu.
Theo một số kinh nghiệm dân gian trong nuôi cá chép. Bà con hoàn toàn có thể sử dụng tỏi để trộn với thức ăn hay sử dụng Rau sam; nhọ nồi cũng đều có công dụng giúp cá phòng ngừa bệnh tật.
Giải pháp trị bệnh
Khi cá chép mắc bệnh, bà con cần áp dụng một số giải pháp trị bệnh trong thời gian sớm nhất. Tránh để dịch bệnh lây lan ảnh hưởng đến chất lượng chung của cả đàn. Một số bệnh phổ biến thường xuất hiện khi nuôi cá chép mà chúng ta có thể kể đến gồm có:
Bệnh đốm đỏ
- Đốm đỏ (RSD) là một căn bệnh nguy hiểm trên cá chép. Còn có tên gọi khác là bệnh xuất huyết hay hội chứng viêm loét lây lan (EUS). Bệnh chủ yếu xuất hiện vào mùa xuân, đầu mùa hè và mùa thu.
- Triệu trứng bệnh: với cá chép mắc bệnh đốm đỏ, da cá thường xỉn màu, khô, có đốm đỏ trên thân. Ngoài ra, các vết loét có thể xuất hiện, cá kém ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Khi mổ ra, bà con sẽ thấy nội tạng cá bị xuất huyết.
- Trị bệnh: Bà con có thể sử dụng thuốc KN04-12 để trộn cho cá ăn trong thời gian 1 tuần liên tục, liều lượng 200g/100kg cá/ngày.
Bệnh thối mang
- Triệu trứng bệnh: bệnh thối mang cũng là một trong những bệnh khá phổ biến khi nuôi cá chép. Với bệnh này, cá thường tách đàn, bơi lờ đờ, da có màu đen. Khi mổ ra thấy mang bị rách không còn nguyên vẹn.
- Trị bệnh: với bệnh này, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để cho cá uống như kháng sinh Erythromycine hay Oxytetracycine. Bên cạnh đó, bà con hãy sử dụng chế phẩm sinh học Nano bạc N200 để xử lý nước. Giúp loại bỏ mầm bệnh hiệu quả.
Bệnh do trùng mỏ neo
- Bệnh chủ yếu gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương. Đối với cá lớn trùng mỏ neo ít gây hại hơn. Tuy nhiên lại tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân khác xâm nhập tấn công cá như: nấm, vi khuẩn,… tiềm ẩn nhiều nguy cơ chết hàng loạt.
- Triệu trứng bệnh: cá chép mắc bệnh này thường kém ăn, yếu, có hình mỏ neo trên da…
- Trị bệnh: Theo dân gian, bà con có thể sử dụng lá xoan thả xuống ao với khối lượng 5 – 7 kg/100m2 sẽ có thể phòng bệnh hiệu quả.
Bệnh trùng bánh xe
- Triệu trứng bệnh: cá mắc bệnh thường có dịch nhầy bám quanh thân, cá nổi lên mặt nước rồi chết.
- Trị bệnh: Bà con có thể sử dụng nước muối 2 – 3% tắm cho cá cũng như dùng chế phẩm sinh học để xử lý ao nuôi.
Bệnh thối mang trên cá chép
- Đây là dịch bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè và mùa thu. Bởi khi đó nhiệt độ thường vào khoảng 25-30oC. Rất lý tưởng để bùng phát bệnh.
- Khi quan sát, bà con có thể dễ dàng nhận thấy cá tách đàn. Bơi lội chậm chạp trên mặt nước. Da cá chuyển dần sang màu đen, mang rách nát, thối rữa và dính đầy bùn. Xương nắp mang và lớp biểu bì trong mang xuất huyết,…
- Cách điều trị: Trộn kháng sinh (Erythromycine, Oxytetracycien) vào thức ăn và cho cá ăn liên tục 5-7 ngày. Kết hợp tạt vôi xuống ao với liều 1-2 kg/100m3 nước.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn