Việc lựa chọn chế độ ăn uống cho gà đá chuẩn khoa học là vấn đề được nhiều người nuôi để tâm. Thực tế đã chỉ ra rằng, tùy thuộc vào độ tuổi, chủng loại mà gà đá lại có nhu cầu khác nhau về lượng thức ăn mỗi ngày. Người nuôi gà đá cần nắm được những kiến thức cơ bản nhất, từ đó biết cách đưa ra chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện phù hợp nhất với “thú cưng” của mình. Vậy chế độ ăn uống cho gà đá khoa học nhất cụ thể là gì? Dưới đây là một số kinh nghiệm chúng tôi đã tổng hợp lại.
Chế độ ăn uống cho gà đá chuẩn khoa học
Chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của gà đá
Tùy theo độ tuổi của chiến kê mà chọn chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho hợp lý. Chế độ ăn uống của gà đá cựa sắt cũng như những loại gà bình thường khác. Tuy nhiên phải thay đổi khẩu phần và định lượng . Trong ngày nên cho gà ăn 2 lần. Một lần vào 9h và lần nữa vào buổi chiều khoảng 4-5h. Tuy nhiên có thể cho gà ăn sớm hơn để gà có thể nhìn rõ.
Dinh dưỡng và chế độ chăm sóc gà đá cựa sắt còn nhỏ không quá khó khăn. Có thể ăn tự do thoải mái, ngoài ra có thể thả rông đê kiếm thức ăn. Tuy nhiên đối với gà trên 6 tháng nên cho ăn nhiều rau xanh nhằm săn chắc cơ thể và tránh tích mỡ. Một tuần nên bổ sung thêm đạm từ lương và thịt bò để hệ cơ phát triển. Đây là cách nuôi gà đá có lực rất hiệu quả.
Để gà mau lớn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp với tỉ lệ thích khoảng 30%. Tuy nhiên đối với gà trên nửa ký nên hạn chế. Lý do vì thức ăn này dể gây tích mỡ khiến gà đá không ra lực.
Khẩu phần ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng
Khẩu phần ăn của gà đá cựa sắt chủ yếu là rau củ để tránh phần thịt quá phát, tích mỡ thừa không cần thiết.
– Đối với gà đá cựa sắt còn non khẩu phần ăn tiêu chuẩn là 10% cám gạo, 20% bắp, 30% lúa, 20% rau xanh và thịt cá nấu chín. Đây là các nguyên liệu tốt, đầy đủ dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho chiến kê.
– Những gà đá cựa sắt đến tuổi thi đấu phải được cung cấp nhiều đạm hơn để có đủ năng lượng khi tập luyện. Tiêu chuẩn 1 bữa ăn gồm: 0,25kg thóc; 0,1 kg rau và 0,1kg lươn/thịt bò. Hơn nữa, có thể cung cấp thêm các loại thức ăn như giun, dế, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, … để tăng cường sức chiến đấu. Nên cho gà ăn thóc ngâm nước để hạn chế chất dinh dưỡng mà vẫn khiến chiến kê no nhưng ít tạo mở.
Nguồn nước cho gà đá cựa sắt
Lượng nước cung cấp cho gà chọi cũng nên chia thành hai lần tương tự như khi ăn. Mùa đông có thể bớt nước đi bởi trong phần thóc ngâm nước cũng đã mang độ ẩm nhất định. Đặc biệt, lượng nước vào buổi sáng cần nhiều hơn để có thể sớm tiêu hóa thức ăn của ngày hôm trước. Do đó, lượng nước buổi tối có thể ít hơn ban ngày. Điều này cũng tránh tích nước cho chiến kê nhằm để cơ bắp được săn chắc hơn.
Bạn có thể hòa các viên thuốc nén tổng hợp vào nước để gà hấp thụ được tốt hơn. Để tránh cảm mạo, chủ nuôi có thể bằm nhỏ tỏi tươi thả vào âu nước. Tất nhiên, bạn cũng có thể băm tỏi vào thức ăn nhưng vị hăng nồng có thể khiến gà nòi bỏ bữa. Dinh dưỡng cho gà đá cựa sắt giúp gà có sức khỏe tốt nhờ vậy thành tích của gà nòi đá cựa cũng sẽ tốt hơn.
Một số loại thức ăn nên bổ sung cho gà đá
Lúa là thức ăn chính
Thông thường sau khi mua lúa về, chúng ta chỉ ngâm trong 30 phút và chỉ ngâm 1 lần rồi chắt nước và cho gà ăn. Tuy nhiên, người nuôi gà đá cần phải đặc biệt chú ý đến việc chọn lúa. Vì đối với gà đá, đây là thức ăn chính. Lúa được chọn phải là loại lúa tốt, hạt tròn và chắc, được nhặt kỹ, hạt lép được loại bỏ. Sau đó dùng nước sách để đãi lúa, phơi khô lại và cho gà ăn. Lưu ý rằng không được ngâm lúa qua đêm.
Vì lúa sẽ nảy những mầm nhỏ, chứa nhiều độc tố ko tốt cho gà. Đây là nguyện nhân sau khi đãi lúa trong nước sạch, phải thực hiện phơi khô rồi mới cho gà ăn, nếu không may gà bị không tiêu thì lúa ngâm có điều kiện nảy mầm trong bầu diều gà.
Mồi là một loại thức ăn cho gà đá
Ngoài thức ăn thường người nuôi gà tre đá thường cho chúng ăn thêm mồi. Chất dinh dưỡng có trong mồi là các chất đạm, protein, hồi phục sức khỏe và tăng độ hưng phấn cho gà đá. Một số loại mồi thường dùng cho gà đá và công dụng chính như sau:
– Sâu Supper Worm : Tác dụng kích thích hưng phấn cho thi đấu. Chúng thường là khẩu phần Mồi dùng trong “Chế độ đá”. Ngoài ra còn kích thích thay lông, giúp lông óng mượt, chắc khỏe)
– Lươn con: Bổ sung máu (dành cho gà đá hay bị tái mặt, tím mồng)
– Thịt bò: có tác dụng phát triển cơ.
– Tép: Hỗ trợ chắc xương
– Cá chép con: đây là thức ăn mang tác dụng giảm cân, dành cho gà đang giảm cân
– Dế: dế có tính nhiệt, thường sử dụng cho ngày đông giá rét.
Bổ sung thêm phụ gia
– Tỏi: rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nên cho gà ăn kèm thêm 1 ít tỏi sau bữa chiều. Ăn như vậy sẽ tránh chứng khó tiêu và tỏi có tác dụng rất tốt giúp gà không bị Gió.
– Gừng: có tác dụng làm ấm gà khi thời tiết mưa gió nhiều hoặc mùa đông đến. Cho gà đá ăn 1 ít gừng giã nhuyễn trước khi cho chúng vào chuồng. Ăn gừng sẽ giúp chiến kê có 1 giấc ngủ ngon.
– Rượu: ngoài tác dụng làm ấm gà vào buổi tối, rượu còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống muỗi.
– Trà: nên sử dụng nước trà đặc để phết lên da gà mỗi ngày 2 lần. Làm vậy sẽ giúp phòng chống các bệnh nấm mốc, lác mồng, vảy bọng, nang lườn… Ngoài ra, sẽ rất tốt nếu kết hợp tắm gà hằng ngày bằng nước trà loãng và phết nước trà đặc lên da gà thường xuyên. Khi vô tay sẽ có cảm nhận rất khác (dẻo như đất sét) so với những gà đá tắm nước ấm và vô rượu nghệ (cứng như cục sắt).
Nguồn: Gachoi.net.vn