Hầu hết mọi người đều biết trong thịt gà chứa rất nhiều hàm lượng protein tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, giá thịt gà hiện tại trên thị trường cũng không quá cao và thịt gà cũng rất dễ chế biến. Hơn nữa, thịt gà chứa rất ít chất béo giúp giảm khả năng chống lại số một loại bệnh ung thư. Thông thường, hầu hết các bà nội chợ chỉ quen với gà luộc, gà xào, gà chiên,… Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu bạn món ăn mới làm từ gà đó chính là canh gà hầm khoai môn vừa dinh dưỡng lại vừa tốt cho sức khỏe.
Hướng dẫn cách làm món gà hầm khoai môn ngon khó cưỡng
Một món canh có sự kết hợp vị bùi béo của khoai môn cao và vị ngọt đậm đà của thịt gà, đảm bảo đem đến sự thú vị trong bữa cơm gia đình ngày cuối tuần. Đừng bỏ qua món ” Canh gà hầm khoai môn ” này nhé!
Nguyên liệu cần thiết cho gà hầm khoai môn
- Khoai môn cao – 300 gr
- Cà rốt – 200 gr
- Đùi gà – 1 miếng
- Nước dùng gà – 1 lít
- Nước cốt hành tím – 100 ml
- Hành tím băm, hành lá, ngò rí – trang trí
- Muối, đường, tiêu, dầu ăn; Bột ngọt. – gia vị
Cách bước thực hiện
Bước 1: – Đùi gà chặt miếng vừa ăn, ướp với 1/2M muối, 1/4M đường, 1/4M bột ngọt, 1/2M tiêu và 1M nước cốt hành tím, để thấm.
Bước 2: – Khoai môn cắt khối, chiên sơ. Cà rốt tỉa hoa, cắt lát dày 1cm. Hành lá, ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ.
Bước 3: – Phi thơm 1M hành tím băm, xào săn thịt gà rồi đổ nước dùng vào, nấu khoảng 5 phút, cho cà rốt và khoai môn vào nấu đến khi rau củ chín mềm, nêm thêm 1/2M muối, 1/4M đường và 1/2M bột ngọt vào cuối, cho hành tây, nếm vị vừa ăn, tắt bếp.
Bước 4: – Múc canh ra tô, rắc thêm hành ngò và tiêu, dùng nóng với cơm. Với các bước đơn giản bạn đã nấu được một món canh gà hầm khoai môn.
Chọn khoai môn cao loại củ suôn, nhiều bột, không có nhiều mắt và cuống còn tươi.
Những bộ phận nào của gà mà bạn không nên ăn
Trong đó, nhiều người ngộ nhận rằng phao câu giúp da và tóc đẹp, mịn màng hơn. Thực tế, phao câu gà là một trong các bộ phận độc hại nhất trong cơ thể gà. Phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng. Hơn nữa, bộ phận này cũng chứa rất nhiều chất béo có hại cho cơ thể.
Bên cạnh đó, phổi gà cũng rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn. Thậm chí, khi nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó, nên vứt bỏ phổi gà khi chế biến là tốt nhất.
“Gan gà vừa là bộ phần có nhiều dinh dưỡng nhất đồng thời cũng là nơi chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn”, chuyên gia khuyến cáo về bộ phận được rất nhiều người thích ăn hiện nay. Tương tự gan, mề gà với nhiệm vụ nghiền nát thức ăn nên có thể chứa nhiều lượng chất độc hại bị lưu trữ lại.
Riêng về da gà, trong đông và tây y đều khuyến cáo không nên ăn bộ phận này, đặc biệt khi bị bệnh vì phần này chứa rất nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao. Da cũng là mặt tiếp xúc với vi khuẩn, virus và chứa một số loại độc tố hòa tan. Đây chính là nguyên nhân khiến người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp bị mẩn ngứa, nổi ban, khó thở sau khi ăn thịt gà.
Nguồn: sotaynauan.com