Thừa Thiên Huế chú trọng đầu tư cho mô hình nuôi tôm trên cát

mất:3 phút, 49 giây để đọc.

Tại các tỉnh ven biển, mô hình nuôi tôm trên cát ngày càng được mở rộng, đây là mô hình được đánh giá là vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ môi trường. Giúp nâng cao đời sống và đem lại nguồn thu nhập cao cho các cư dân ven biển. Nhận thấy những tác động của mô hình nuôi tôm truyền thống đối với môi trường, nhiều hộ dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư thiết bị, máy móc để chuyển sang mô hình nuôi tôm trên cát. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể hơn về mô hình này.

Nuôi tôm trên cát là một hướng đi bền vững

Nuôi tôm trên cát là một hướng đi bền vững

Mô hình nuôi tôm trên cát tại các khu vực ven biển đang có bước phát triển vượt bậc. Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cư dân vùng ven biển. Đồng thời đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nước nhà. Theo Tổng cục Thủy sản, mô hình nuôi tôm trên cát sẽ là hướng đi bền vững trong tương lai cho cả một vùng kinh tế biển tiềm năng. Tại các khu vực ven biển, nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã được áp dụng và đem lại hiệu quả to lớn. Giúp người dân thoát nghèo. Theo kết quả thống kê, khu vực miền Trung có bờ biển kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận với tổng diện tích đất cát khoảng 100.000 ha.

Thừa Thiên Huế mở rộng mô hình nuôi tôm trên cát

Với diện tích lớn nuôi tôm trên cát đến 500 ha, nhiều hộ dân trong tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư công nghệ, xây dựng hạ tầng đồng bộ để nuôi tôm hiệu quả bền vững. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh nuôi tôm ngày càng nghiêm trọng. Ông Hoàng Vinh ở xã Vinh Mỹ (Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ. Cứ 2 – 3 ao nuôi tôm thương phẩm có một ao lắng xử lý nước. Từ đó chấm dứt tình trạng đưa nước biển trực tiếp vào ao hồ. Hoặc trực tiếp xả nước trong hồ ra môi trường.

Nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi được ông Vinh cho lắng lọc. Xử lý môi trường tại ao chứa. Đồng thời thực hiện nuôi tôm thẻ theo hai giai đoạn “ương dưỡng và nuôi thương phẩm”. Giống tôm sau 30 ngày ương dưỡng, theo dõi, kiểm dịch, xử lý các mầm bệnh. Đảm bảo an toàn mới chuyển vào ao nuôi. Với việc thay đổi phương thức nuôi tôm, từ hai năm nay, mô hình nuôi tôm của ông Vinh với 4 ha (14 hồ) đều đạt năng suất bình quân 15 – 20 tấn/ha/vụ, lãi 2 – 3 tỷ đồng/vụ.

Một ví dụ thành công khác

Một ví dụ thành công khác 

Hay như mô hình nuôi tôm trên cát bằng ao tròn của ông Đặng Phước Hoàng ở xã Điền Lộc (Phong Điền). Được ngành thủy sản đánh giá mang lại hiệu quả, phù hợp với quy trình nuôi tôm chân trắng trên cát ven biển. Với diện tích ao nuôi nhỏ khoảng 500 m2. Đễ quản lý tôm nuôi, xử lý môi trường, nguồn nước, các loại chất bẩn, chất thải trong ao… Điều này không chỉ hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường mà còn giảm chi phí đầu tư. Mô hình nuôi tôm bằng ao tròn. Với diện tích nhỏ có thể nuôi được 3 vụ/năm, kể cả vụ hè. Sản lượng mỗi ao 500 m2 ước đạt chừng 2 – 2,5 tấn. Tương đương hoặc cao hơn nuôi ao vuông 0,5 tấn.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế, ông Châu Ngọc Phi thông tin, ngoài các mô hình mới của hộ dân. Hai năm qua, tỉnh đã triển khai một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP tại vùng cát ven biển Ngũ Điền và Phú Lộc. Kết quả, sau gần 4 tháng nuôi với mật độ thả giống 80 con/m2. Năng suất đạt trên dưới 15 tấn/ha. Lãi bình quân 300 – 400 triệu đồng/ha/vụ. Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có hơn 500 ha nuôi tôm thẻ trên cát. So với diện tích quy hoạch 1.000 ha. Sản lượng năm 2020 khoảng 4.500 tấn, chiếm khoảng 27 – 28% tổng sản lượng thủy sản và chiếm 61% sản lượng tôm nuôi toàn tỉnh.

Nguồn: thuysanvietnam.com.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *