Tìm hiểu cách làm chuồng nuôi chim bồ câu pháp sinh sản hiệu quả

mất:4 phút, 31 giây để đọc.

Đối với chủ đề nuôi chim bồ câu phát triển kinh tế, ở bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn một số kỹ thuật như chế độ dinh dưỡng cho chim bồ câu, cách khắc phục các bệnh thường gặp ở chim bồ câu, câu cá… Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách làm chuông nuôi chim bồ câu Pháp để sinh sản. Chim bồ câu Pháp là loại chim bồ câu được nhập về nước ta với đặc tính sinh trưởng và sự phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu mà môi trường tại Việt Nam. Chúng sinh sản nhanh, điều này đem lại nguồn kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Những điều kiện chuẩn bị để nuôi chim bồ câu Pháp

Nếu bà con muốn nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản thì nên thiết kế chuồng trại nuôi nhốt tập trung thay vì nuôi chăn thả, vì chúng ta có thể dễ dàng quản lí, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho chim tốt hơn. Mặc dù chi phí ban đầu bỏ ra lớn hơn. Nhưng tính về lâu về dài thì nuôi nhốt tập trung sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Chuồng trại nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Cach chia ô để nuôi chim

– Đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng và sạch sẽ: Nên xây dựng chuồng cao, rộng , có các lối đi thoáng đãng. Chuồng phải đón được nắng buổi sớm và che chắn được ánh nắng buổi chiều. Nền chuồng cao và khô ráo, dễ dàng vệ sinh, tẩy uế.Chuồng có các ô nuôi nhốt phải kín , hạn chế chuột, mèo …tiếp xúc với chim bồ câu. Có bạt che ,quây xung quanh chuồng để chắn gió  lùa, mưa tạt khi cần.

– Đảm bảo yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn: Quá trình chim ấp trứng rất nhạy cảm, dễ bỏ ổ,giật mình khi bị quấy rầy bởi các âm thanh ồn ào. Vì vậy chuồng nên đặt nơi yên tĩnh để chim chuyên tâm ấp trứng.

– Độ cao chuồng 2-3 m: Đây là độ cao thích hợp để chuồng đủ thông thoáng mà che chắn được mưa nắng tốt nhất.

Thiết kế chuồng nuôi hợp lý

Mỗi cặp chim bố mẹ nên nhốt riêng trong một ô chuồng. Chuồng nuôi bà con có thể mua chuồng bằng thép; inox công nghiệp được bán rộng rãi trên thị trường với giá 150-200 ngàn đồng. Kích thước mỗi ô chuồng là 50 x 60 x 50 cm.

Trong mỗi ô chuồng phải có đầy đủ máng ăn, máng uống, ổ đẻ. Máng ăn có thể là máng nhựa hoặc máng tôn. Kích thước chiều dài 20cm, chiều cao 5cm, chiều rộng 7cm. Dễ dàng tháo lắp để vệ sinh khi cần thiết. Đối với ổ để bà con có thể tận dụng rổ nhựa, rổ tre đường kính 20cm, chiều cao 5cm, có lót rơm rạ.

Máng uống là máng nhựa, có thể lắp hệ thống nước uống tự động để đảm bảo cung cấp đủ nước cho chim mọi thời điểm. Các ô chuồng đặt cách mặt đất khoảng 40-50 cm. Có thể chồng lên nhau nhưng phải đảm bảo thông thoáng với khoảng 5cm.-10cm. Giữa các tầng có các khay hứng phân ngăn cách, dễ dàng dọn vệ sinh hằng ngày.

Những lưu ý khi thiết chuồng trại

Về chuồng nuôi

– Hướng chuồng, lồng: tốt nhất là hướng đông – nam để bảo đảm chuồng thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Mái chuồng và tường bao xung quanh chuồng nuôi phải được thiết kế tốt bảo đảm chống mưa tạt, gió lùa. Tối kỵ việc đặt chuồng nuôi, lồng nuôi chim về hướng tây.

Chuồng nuôi chim

– Chuồng nuôi phải bảo đảm chắc chắn nhằm ngăn chặn sự phá hoại của mèo, chuột… Tạo điều kiện thuận lợi để chim giao phối, ấp nở và nuôi con.

– Khu vực nuôi chim cần có sự yên tĩnh, tránh tiếng ồn.

– Không nên đặt chuồng nuôi chim với các loài gia cầm khác.

– Trong khu vực chuồng nuôi, lồng nuôi phải có các thiết bị khác như máng ăn, máng uống và ổ đẻ cho chim.

Về thức ăn và nhu cầu thức ăn hàng ngày

Thức ăn chủ yếu của chim là: thóc, ngô, gạo, đậu các loại, lạc,… Trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần và bảo đảm sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt. Tùy theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể:

– Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày:

– Chim sinh sản và nuôi con (6 tháng tuổi trở đi): 125-130g thức ăn/đôi/ngày.

– Khi không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày.

Tổng lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg.

Trên đây là kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản đơn giản nhất mà bà con có thể áp dụng. Để biết thêm các kỹ thuật nuôi chim bồ câu khác. Mời bà con theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi trong chuyên mục kiến thức chăn nuôi chim bồ câu. Chúng tôi xin cảm ơn bà con đã quan tâm!

Nguồn: Mayaptrungbaotin.com

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *