Cua được xem là một trong những món hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, và rất được ưa chuộng ở cả trong và ngoài nước. Mô hình nuôi cua thì đã khá quen thuộc với nhiều hộ dân ở Việt Nam, tuy nhiên mô hình nuôi cua lột thì có thể vẫn còn là một cái tên khá mới mẻ. Đây là một mô hình nuôi trông thủy sản được phát triển bởi công ty VinaCrab tại Phú Yên trên cơ sở quy mô gia đình. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kĩ hơn về mô hình thú vị này nhé.
Tìm hiểu về cua lột
Tương tư như các động vật giáp xác, cua lột được bao bọc, bảo vệ bởi bộ xương ngoài bằng kitin, có canxi và vôi hóa tạo ra lớp vỏ cứng, chắc chắn. Các lớp vỏ này phát triển lột bỏ nhiều lần theo thời gian. Từ khi ấu trùng cho đến khi trưởng thành. Hay đơn giản là khi chúng phát triển nhô ra bên ngoài của lớp vỏ. Quá trình lột xác sẽ diện ra từ trước một đến hai ngày. Cua lột hấp thụ nước biển để cơ thể phồng lên trông giống quả bỏng. Giúp chúng dễ dàng mở rộng lớp vỏ cũ và tách ra đường nứt nhỏ trên cơ thể.
Sau khi tách tạo đường nứt, cua lột đẩy ra, thu lại cơ thể liên tục nhiều lần. Để rút lớp vỏ cũ cho đến khi phần chân trước tách ra khỏi lớp vỏ cũ hoàn toàn. Quá trình lột vỏ thường diễn ra trong 15 phút. Trải qua nhiều lần lột xác, cua phát triển nhanh hơn. Đối với cua trưởng thành, cua lột xác từ nửa tháng đến một tháng một lần. Trong quá trình lột xác, một số bộ phận của cua có thể bị mất như càng, chân và tái sinh ở lần lột kế tiếp. Chính nhờ sự lột xác đã tạo nên loại hải sản giàu dinh dưỡng, ngon hấp dẫn. Gọi là cua lột, hay cua cốm, cua hai da.
Mô hình nuôi cua nguyên liệu để sản xuất cua lột
Mô hình nuôi cua nguyên liệu để sản xuất cua lột được Công ty CP VinaCrab (Phú Yên) thực hiện. Nó đã tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đem lại hiệu quả tại địa phương. Giám đốc VinaCrab Tạ Thị Phượng cho biết. Rất tình cờ trong một lần ăn hải sản, chị đã chia sẻ với chồng về việc ăn cua không phải lột vỏ. Chồng chị là anh Nguyễn Văn Nghĩa vốn làm trong ngành thủy sản liền tìm hiểu về cua lột. Đến 2018, anh Nghĩa tạo ra công nghệ nuôi cua lột thành công. Bằng thử nghiệm trong mô hình gia đình và đạt tỷ lệ lột cao.
Trên cơ sở mô hình nuôi cua lột ở gia đình, Công ty CP VinaCrab do chị Tạ Thị Phượng, anh Nguyễn Văn Nghĩa cùng các cộng sự sáng lập từ năm 2018. Và tạo dấu ấn với việc xây dựng mô hình nuôi cua nguyên liệu để sản xuất cua lột tại địa phương. Liên kết chuỗi các hộ nuôi là một phương án mà VinaCrab lựa chọn. Để cùng với bà con nông dân xây dựng vùng nuôi cua nguyên liệu.
Khó khăn và hướng giải quyết
Tuy vậy, trong lúc triển khai cũng gặp không ít khó khăn. Như điều kiện thời tiết, khí hậu bất lợi; bà con chưa thích nghi với mô hình sản xuất mới nên cần làm nhiều điểm trình diễn; diện tích vùng nuôi cua nguyên liệu nhỏ, công tác truyền thông nhiều… Một khó khăn nữa là nguồn vốn có hạn. Trong khi mô hình sản xuất mới, sản phẩm mới nên chưa có nhiều dữ liệu để các tổ chức tài chính thẩm định. Dẫn đến việc khó tiếp cận số vốn lớn để VinaCrab mở rộng sản xuất.
Tuy nhiên, bằng những bước đi chắc chắn về mô hình, công nghệ và định hướng chính xác thị trường, VinaCrab đã dần vượt qua mọi trở ngại, đến tháng 4/2019, VinaCrab có sản phẩm bán ra thị trường. Giám đốc Tạ Thị Phượng cho biết, mô hình nuôi cua lột VinaCrab được sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi, được định hướng nuôi trong nhà kính để kiểm soát tất cả các yếu tố môi trường nuôi, chủ động sản xuất và đảm bảo chất lượng, trong đó có việc sơ chế, chế biến, bao gói sản phẩm được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam và xuất khẩu. Hiện nay, VinaCrab là một trong những công ty đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất cua lột. Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trong nước và đang hướng đến xuất khẩu.
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn