Chỉ tính trong 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra nước ngoài đã đạt 1,69 tỉ USD. Ước tính tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, chỉ riêng tháng 3.2021, giá trị xuất khẩu thủy sản đã đạt con số 685 triệu USD. Thống kê về ngành thủy sản đầu năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT).
Theo thông tin từ Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) : “Tính riêng trong tháng 1 và tháng 2 năm nay, 4 nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là những thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Chiếm 53,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản nói chung.”
Mục lục
Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực
Trong 3 tháng đầu năm 2021, 4 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Thống kê cho thấy, xuất khẩu thủy sảng trong quý đầu tiên của năm 2021 tăng tại hầu hết tại các thị trường. Trong đó, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt gần 189,15 triệu USD, chiếm 18,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu sang Nhật Bản đạt trên 307,12 triệu USD, chiếm 17,7%, giảm 2%; Riêng tháng 3/2021 đạt 125,12 triệu USD, tăng 79,5% so với tháng 2/2021 nhưng giảm 2,7% so với tháng 3/2020.
Xuất khẩu sang Trung Quốc tháng 3/2021 tăng mạnh 175% so với tháng 2/2021, đạt 97,68 triệu USD, công chung cả 3 tháng tăng 15%, đạt161,58 triệu USD.
Ngoài 4 thị trường nêu trên, theo nhận định của Bộ NNPTNT, Australia là một trong những nước có tiêu chuẩn sống cao nhất trên thế giới với mức tiêu thụ thủy sản tăng và bình quân đầu người tăng, trong thời gian tới, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia sẽ tăng mạnh, trong đó tôm là mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường này.
Tôm là sản phẩm xuất khẩu chính
Xuất khẩu tôm sau khi tăng 16% trong tháng 1. Nhưng lại giảm 10% trong tháng 2, sang tháng 3 tăng khoảng 10% đạt khoảng 270 triệu USD. Tính chung cả quý I/2021, ước đạt 646 triệu USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2020.
Trừ một số nước thành viên Hiệp định CPTPP có xu hướng tăng nhập khẩu tôm cũng như các mặt hàng thủy sản khác của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU, Trung Quốc và một số thị trường đều giảm so với cùng kỳ.
Trong đó, Cà Mau là tỉnh dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm. Sở Công Thương tỉnh này cho biết; kim ngạch xuất khẩu thủy sản (chủ yếu là tôm) trên địa bàn trong quý I/2021 đạt 163 triệu USD. Bằng 15% kế hoạch, tăng 6% so cùng kỳ. Cụ thể, xuất khẩu tôm của Cà Mau vào thị trường EU tăng 154%; Canada tăng gần 15%; Australia tăng gần 41%; Thụy Sĩ tăng 568%.
Do ảnh hưởng của tình trạng hạn mặn, dịch bệnh và các vấn đề về môi trường. Nên mô hình nuôi tôm quảng canh ở Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng bộc lộ những hạn chế rõ rệt với tỉ lệ nuôi tôm thành công thấp, giá thành cao.
Theo các chuyên gia, đầu vào cho nghề nuôi tôm ở Việt Nam đang tăng quá cao so với các nước có tiềm năng nuôi tôm như Ấn Ðộ, Indonesia… Nên giá thành sản xuất tôm nguyên liệu cũng như sản phẩm xuất khẩu khá cao. Dẫn đến thiếu sức cạnh tranh.
Kết luận
Do ảnh hưởng của Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng. Đặc biệt những khó khăn về logistic. Khiến xuất khẩu thủy sản hai tháng đầu năm có những lúc sụt giảm hoặc chững lại. Từ tháng 3/2021, xuất khẩu thủy sản bắt đầu hồi phục. Tăng trưởng 17% so với cùng kỳ. Sang tháng 4, bứt phá mạnh mẽ hơn với mức tăng trưởng gần 30% đạt gần 800 triệu USD.
Kết quả tích cực ngoài dự kiến này đã cho thấy sự nỗ lực thích ứng và bứt phá của cộng đồng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Nguồn: Ladong.vn