Nuôi cá lồng bè trên sông hoặc hồ chứa đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương ở nước ta, mô hình này đã giúp nhiều hộ dân đổi đời, thoát nghèo. Ở tỉnh Tuyên Quang, cụ thể là huyện Lâm Bình, các hộ dân nuôi cá lồng đã phát triển mô hình theo một hình thức mới là thực hiện việc liên kết nuôi cá lồng. Với việc thực hiện liên kết này, các hộ nông dân đã thu được kết quả như thế nào? Hãy cùng Lao động ngày mới tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Quy mô nuôi cá lồng ở huyện Lâm Bình
Tận dụng vùng lòng hồ sinh thái hơn 8.000 ha mặt nước. Những năm qua nghề nuôi cá lồng bè đã được huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đẩy mạnh phát triển. Nhờ đó mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Theo đại diện Phòng NN&PTNT huyện Lâm Bình, hiện trên địa bàn huyện có gần 100 hộ với trên 290 lồng nuôi cá. Trong đó có hơn 50 lồng nuôi các loại cá đặc sản. Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 563 tấn/năm.
Gia đình anh Nguyễn Quang Minh, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, những ngày này đang tất bật thu hoạch cá lồng. Hiện gia đình anh đang nuôi 150 lồng cá. Với đủ các loại như trắm cỏ, chép, rô phi đơn tính, cá lăng chấm, lăng đen, chiên và cá trê. Mỗi năm, gia đình anh bán ra thị trường trên 100 tấn cá. Thu lãi hơn 500 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Tùng, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi các loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như: bỗng, rô phi đơn tính, trắm, nheo, lăng… Đến nay, anh Tùng phát triển được 19 lồng cá đặc sản; doanh thu từ bán cá đạt hơn 1 tỷ đồng/năm. Năm 2017, anh đứng ra thành lập Tổ hợp tác nuôi cá lồng gồm 7 thành viên với 100 lồng cá. Mỗi năm xuất bán được khoảng 70 tấn cá các loại ra thị trường.
Hiệu quả từ mô hình liên kết nuôi cá lồng
Tương tự, các hộ nuôi cá lồng ở xã Khuôn Hà cũng thu kết quả tốt. Hiện, cả xã hiện có 30 hộ nuôi 50 lồng cá. Ngoài các loại cá thông thường, nhiều hộ dân nuôi thêm các loại cá đặc sản là cá bỗng, chiên, lăng đáp ứng đa dạng nhu cầu của thị trường. Ông Trần Văn Chung, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lâm Bình, cho biết: Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển nuôi cá, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, góp phần tạo ra chuỗi liên kết sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm.
Những lưu ý khi xây dựng khu vực lồng nuôi cá
- Có thể làm hệ thống lồng nước bằng ống nhựa (tùy cỡ) để giảm chi phí đầu vào. Ống nhựa là vật liệu đơn giản, dễ tìm kiếm, dễ sữa chữa, tháo lắp và có độ bền khá tốt. Các loại ống phổ biến thường được dùng là ống HIPE, HDPE.
- Bà con nên làm thêm hệ thống cho ăn tự động. Để dễ dàng chăm sóc cá cũng như điều chỉnh hàm lượng. Xử lí các vấn đề về thức ăn được hợp lí hơn. Chi phí xây dựng thêm hệ thống cho ăn tự động cũng không quá cao. Dao động khoảng từ vài triệu đồng cho 100m2.
- Khi xây dựng trang trại nuôi cá bè, bà con cũng cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về kĩ thuật nuôi cá bè để phát triển lợi ích chăn nuôi tối ưu.
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn