Gia tăng hiệu quả nuôi trồng thủy sản nhờ công nghệ

mất:3 phút, 46 giây để đọc.

Những tiến bộ của khoa học và công nghệ đã tác động tích cực đến lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Vì vậy, giúp ngành thủy sản tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nói chung. Đặc biệt là thủy sản là hướng đi tất yếu hiện nay. Theo thời gian, nhiều khu vực và công ty đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại. Nhờ vào đó mà hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng, sản xuất thủy hải sản tăng cao.

Các mô hình nuôi tôm, cá công nghệ cao

Các mô hình nuôi tôm, cá công nghệ cao xuất hiện ngày một nhiều hơn ở các địa phương như Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh Bạc Liêu, Bình Thuận… Điển hình, như mô hình nuôi tôm trên cát công nghệ cao tại xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh cho thu nhập 2 – 3 tỷ đồng/ha/năm. Điều đáng nói, nhờ áp dụng công nghệ mới, các bãi cát hoang chói nắng. Những nương sắn cằn cọc dọc bờ biển trước đây của Xuân Phổ; nay đã trở thành những cánh đồng nuôi tôm công nghiệp trù phú.

Nhằm tạo đột phá về năng suất và chất lượng thủy sản, thời gian qua, Hà Nội đã đưa ra các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào nuôi trồng thủy sản (NTTS) theo hướng an toàn. Công nghệ trong NTTS trên địa bàn TP chủ yếu là sử dụng chế phẩm sinh học hạn chế ô nhiễm môi trường, thiết bị làm giàu oxy, máng ăn tự động…

Các mô hình nuôi tôm, cá công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ Biofloc

Hộ ông Nguyễn Bá Trung, xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên đang ứng dụng mô hình “sông trong ao” nuôi cá chép trên diện tích 5ha. Theo ông Trung, khi nuôi cá truyền thống, tầng nước mặt bị nóng vào mùa Hè; và lạnh buốt vào mùa Đông khiến cá lặn sâu, giảm ăn, chậm lớn. Tuy nhiên với mô hình “sông trong ao”, nước thường xuyên được lưu chuyển, nhiệt độ ổn định, lượng oxy đủ nên cá phát triển đều. Tỷ lệ cá sống tới 90% đồng thời giảm lượng thức ăn; hạn chế bị dịch bệnh, năng suất cao gấp 2 – 3 lần cách nuôi truyền thống.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Hà Nội, hiện nay trên địa bàn TP đã hình thành 60 vùng NTTS tập trung ở các huyện Ứng Hòa, Ba Vì, Thường Tín… với tổng diện tích 7.220ha. Cùng với đó, có khoảng 9.700ha sử dụng chế phẩm sinh học, máy quạt nước trong nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, toàn TP có 63 mô hình nuôi cá “sông trong ao”. Ngoài ra, Sở NN&PTNT còn triển khai NTTS theo hướng an toàn sinh học ứng dụng công nghệ Biofloc; cho năng suất trung bình lên tới 20 tấn/ha (cao gấp 2 lần so với cách nuôi truyền thống).

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội Tạ Văn Sơn cho biết; việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của ngành thủy sản. Trong giai đoạn 2017 – 2020, ngành thủy sản của Hà Nội tăng trưởng gần 7%/năm. Thời điểm hiện tại, diện tích NTTS của Hà Nội khoảng 24.000ha (tăng khoảng 3,35% so với năm 2017); sản lượng ước đạt 120.000 tấn/năm (tăng 20,4%).

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất

Ông Sơn cho biết thêm, để khai thác thế mạnh NTTS; thời gian qua, Hà Nội đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các vùng nuôi. Đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay, con giống; áp dụng khoa học công nghệ trong kỹ thuật chăn nuôi. Trong thời gian tới, Chi cục sẽ tham mưu với Sở NN&PTNT và TP bố trí ngân sách. Kết hợp với nguồn lực của các địa phương đầu tư cải tạo giao thông, nạo vét kênh mương cấp thoát nước cho các vùng NTTS tại các huyện Ba Vì, Ứng Hòa, Chương Mỹ… Đồng thời hỗ trợ xây dựng chuỗi khép kín, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Nguồn: Kinhtedothi.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *